Huế thực hiện số hóa toàn bộ di tích Điện Thái Hòa

Huyền Linh 44 lượt xem 19 Tháng Hai, 2025

Dự án quét 3D và chụp ảnh kỹ thuật số Điện Thái Hòa không chỉ phục vụ công tác bảo tồn mà còn hướng đến chuyển đổi số di sản.

Ngày 18/2, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đang triển khai dự án quét 3D và chụp ảnh kỹ thuật số nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa không gian, kiến trúc độc đáo của Điện Thái Hòa.

Theo đó, Trung tâm sẽ phối hợp với Công ty UALS (Hàn Quốc) quét 3D và chụp ảnh kỹ thuật số toàn bộ hệ thống Điện Thái Hoà. Thời gian thực hiện dự án này đến hết năm 2025. Tiếp đó là quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2026.

100 1
Hình ảnh 3D điện Thái Hòa. Ảnh: Tư liệu

Ông Võ Quang Huy, Phó Chánh Văn phòng Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, dự án này không chỉ phục vụ công tác bảo tồn mà còn hướng đến chuyển đổi số di sản, giúp tái hiện chân thực và lưu giữ giá trị văn hóa qua nền tảng số.

Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng, uy nghi và tráng lệ nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn, biểu trưng cho cơ quan quyền lực của triều đình.

Đây không chỉ là công trình kiến trúc, mà còn là nơi lưu giữ hệ thống văn thơ theo hình thức trang trí “nhất thi, nhất họa” độc đáo đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Hồi tháng 11/2021, dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa đã triển khai với tổng vốn đầu tư gần 129 tỷ đồng. Sau 3 năm thi công, cuối tháng 11/2024, dự án đã hoàn thành trước thời hạn 9 tháng.

Được biết, trong quá trình hoàn công Điện Thái Hoà, Công ty UALS đã tiến hành số hoá một phần công trình này.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm