Huế: Phục dựng bia “Khuynh cái hạ mã” ở Phu Văn Lâu

Trần Hùng 234 lượt xem 1 Tháng Sáu, 2022

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phục dựng bia “Khuynh cái hạ mã” (Nghiêng lọng xuống ngựa) ở Phu Văn Lâu, trước Ngọ môn.

21
Bia “khuynh cái hạ mã” vừa được phục dựng ở Phu Văn Lâu.

Khuynh cái hạ mã, 4 chữ thường được người xưa dựng bia ở những nơi linh thiêng, nhất là trước các Văn Miếu, Văn Thánh.

22
Bia “khuynh cái hạ mã” đặt trước Ngọ môn.

Đây là chỉ dấu cho những ai đi qua nơi đó phải “nghiêng lọng xuống ngựa” để tỏ lòng tôn kính những bậc hiền tài, những vị thầy đáng kính có công lao dạy dỗ học trò.

Vào thời nhà Nguyễn ở những địa điểm quan trọng như Đại Nội, Phu Văn Lâu, lăng vua Gia Long… đều đặt bia đá với nội dung “Khuynh cái hạ mã” để nhắc nhở người dân bày tỏ sự tôn kính khi đi qua những địa điểm này.

Khi các vị vua triều Nguyễn đang còn trị vì, những ai cưỡi ngựa đi qua Ngọ Môn đều phải xuống ngựa dắt bộ qua để bày tỏ sự cung kính đối với những bậc đế vương.

Năm 1821, ngay cạnh Phu Văn Lâu ở kinh thành Huế, vua nhà Nguyễn cho dựng bia đá “khuynh cái hạ mã”, bởi danh sách các khoa danh tiến sĩ được niêm yết tại đây sau khi truyền lô.

Sau thời gian chiến tranh bia đá đã không còn, năm 2016 bia được phục dựng lại trước Phu Văn Lâu cùng thời điểm trùng tu di tích này.

Ngày 12.4.2022 bia bên phải bị gãy đổ và mới đây lại được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho dựng lại bằng đá Thanh với kích thước y như cũ.

Theo Lao Động

 

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm