Hồn quê

Hồng Đào 167 lượt xem 30 Tháng Năm, 2021

Chỉ có người trong cuộc mới biết món ăn quê mình ngon, bởi tình quê, làng xóm.

Đời này, có ai dám tuyên bố mình không thích ăn ngon? Gia đình nào có người biết nấu ăn ngon những thành viên trong gia đình đó được… hưởng lợi.

Người giàu có điều kiện ăn ngon, người nhà quê tuy không sơn hào hải vị, vẫn biết cách chế biến, tận dụng rau lá vườn nhà để có những món rất ngon.

Giờ đây, khi các phương tiện thông tin đại chúng ra sức “la làng” về thực phẩm bẩn, xem ra người nhà quê thấy mình được… lên hạng nhờ những thực phẩm sạch, của nhà trồng được.

sai gon ruoi rong noi nho 1

“Cá nục kho với dưa hồng/ Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi”. Không ít người, cả đời chưa biết đến món này. Cá nục và dưa hồng là hai nguyên liệu bình dân nhưng đi vào ca dao, đọc lên vừa thấy vui vui như lời răn đe, vừa là câu dạy bảo con gái ráng nấu món cá ngon nếu muốn chinh phục trái tim đối tượng mình đang để ý.

Đó cũng như một lời nhắc nhở người vợ cẩn thận không khéo có ngày mất chồng chỉ vì món ăn dân dã mà ngon tuyệt này!

“Nó” mê hoặc người yêu của mình bằng cách nào? Người chưa từng ăn món này lên tiếng, cá nục chiên, ăn với mắm ớt tỏi xoài bằm hay kho măng thì ngon chứ kho với dưa hồng ra làm sao? Thế là gặp ngay câu trả lời của người quê xứ Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết.

Người Phan Rang giải thích, trái dưa tròn nhỏ cỡ quả bóng bàn, một lớp dưa rồi lớp cá, kho không cho nước hoặc chỉ cho xíu thôi. Nước dưa quyện với cá […].

Rồi tiếp: “Phan Rang nổi tiếng dưa hồng / Ai có kén chồng hãy chọn Phan Rang”. Ghê chưa? Hồn quê khẳng định một cách… cực đoan khi cơn thèm lên đến đỉnh điểm!

Lại bồi thêm một niềm nhớ nữa cho người xa quê: “Phan Rang còn có món cá cơm kho hành ớt ăn với cơm dùng chung với dưa hấu thay cho dưa leo, ngon tuyệt vời!”.

Nói tới món ăn là nhớ đến hồn quê, người ta sẵn sàng bảo vệ tới cùng quan điểm nếu có ai bảo rằng tại sao dưa hấu lại ăn với cơm. Bạn cứ ăn đi rồi biết nó ngon thần thánh cỡ nào!

Những cuộc tranh luận như thế này thường đi vào ngõ cụt vì ai cũng khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, và chắc chắn chỉ có người trong cuộc mới biết món ăn quê mình ngon bởi hồn quê, tình quê, làng xóm… Tất cả những gì gọi là thân thương mà khó có dịp thưởng thức lại nữa.

Cuộc tranh luận cuối cùng kết lại: “Cá nục kho với dưa hồng / Thêm dưa hấu đỏ phải lòng như chơi”.

Đấy, cái ăn, món ăn quan trọng lắm, không phải chuyện đùa đâu!

“Nước mắm ngon giằm con cá liệt / Em có chồng nói thiệt anh hay”. Đừng quan tâm đến chuyện nàng có chồng hay chưa mà hãy nghĩ đến một ngày nào đó, quá ngấy những món ăn ở các bữa tiệc bỗng dưng nhớ đến những ngày “nghèo mà thanh thản” trên bàn ăn chỉ độc tô canh nấu ngọt, nước thiệt trong, lơ lửng vài miếng thơm, cà…

Cho dù hành ngò nêm trên mặt nhiều thế nào cũng thấy được lũ cá xếp lớp bên dưới rất khêu gợi, mùi tỏa ra là mùi tổng hợp của hành ngò, tiêu, và hương cá đậm đà, mới ăn bằng mắt thôi đã thấy phê! Lấy cái

dĩa sâu, rót nước mắm, giằm trái ớt xiêm, gắp con cá liệt bỏ vào, trở hai mặt cho thấm đều.

Cách ăn cũng làm nên điều kỳ diệu cho món ăn. Nên thong thả gỡ phần thịt cá, phải thật chậm rãi, từ tốn mới tận hưởng hết vị ngon.

Cá tươi, vị ngọt thơm của cá không lẫn vào đâu được, nước mắm ngon càng thêm đậm đà. Vị ớt cay xé lưỡi gắn chặt tình yêu nồng thắm gửi đến người nấu, đến nỗi phải buột miệng thốt lên, em có chồng chưa, nói thiệt đi để qua còn tính (là để đưa em về nhà). Tình ớn luôn!

“Canh bầu mà nấu cá trê / Ăn vô cho mát mà mê vợ già”. Chỉ đọc thôi đã thấy… mát miệng. Râu tôm nấu với ruột bầu mà còn thấy ngon, khắng khít tình chồng vợ, chan húp nhìn nhau, nghèo mà vui… huống chi đây là cá trê nấu với canh bầu. Trái bầu tự thân nó đã cho nước ngọt.

Món bầu luộc chấm mắm, chấm chao đã thấy ngon, mát ruột. Sơn hào hải vị tiếp khách cả tuần, cuối tuần vợ dọn ra dĩa bầu luộc là vợ ý tứ, hiểu chồng. Vị ngọt của bầu, của cá trê quyện vào nhau, tình vợ chồng bao năm bền chặt là bởi những món ăn hiểu ý nhau thế này!

Mỗi vùng miền có món ăn riêng. Món ăn làm nên sự gắn kết gia đình, vợ chồng, cha mẹ con cái, tình cảm quê hương nhất là với người xa xứ.

“Ra đi anh nhớ quê nhà / Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương / Nhớ ai dãi nắng dầm sương / Nhớ ai tát nước bên đường đêm nao”, nỗi nhớ to lớn, nỗi buồn sâu đậm phải mượn món ăn để nói lên nỗi niềm tha hương. Nhớ, buồn lắm!

Người lớn đọc ca dao cho trẻ con nghe rồi chép miệng, lấy đâu ra ngày xưa cũ để chúng gợi nhớ, lại thêm bây giờ thực phẩm bẩn tràn lan, ăn gì cũng sợ, ngay như cơm là thức dùng hàng ngày cũng nghi ngờ không biết có chất tẩm, ướp gì trong gạo?

Còn đâu những ngày “nghèo mà thanh thản”, còn đâu hồn quê, tình quê khi mà con người cứ phải chạy theo lợi nhuận rồi đầu độc nhau? Tiền không thiếu nhưng thiếu cái tình, cái hồn.

Đỏ mắt tìm thực phẩm sạch, bất chợt nghe bài hát “Những ngày thơ mộng” của Hoàng Thi Thơ mà ngậm ngùi: “Ngày thơ biết tìm đâu. Tìm đâu, biết tìm đâu, đâu giờ…”.

Theo zing.vn

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm