Năm 1898, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo làm hồ chứa nước trên đỉnh Thới Lới (Lý Sơn). Miệng núi lửa như lòng chảo tại đây được xây dựng thành hồ trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt sản xuất cho người dân địa phương.
Năm 1898, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo làm hồ chứa nước trên đỉnh Thới Lới (Lý Sơn). Miệng núi lửa như lòng chảo tại đây được xây dựng thành hồ trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt sản xuất cho người dân địa phương.
Tháng 1/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với 21 di tích trên cả nước. Trong đó, huyện đảo Lý Sơn có 2 di tích là danh lam thắng cảnh núi Giếng Tiền (xã An Vĩnh) và núi Thới Lới (xã An Hải).
Đỉnh núi lửa Thới Lới với độ cao cách mực nước biển khoảng 170 m, được xem là vị trí cao nhất trên đảo Lý Sơn. Đây là đài quan sát lý tưởng của du khách khi đến huyện đảo. Địa điểm này cũng là nơi sống ảo thích hợp cho các bạn trẻ thích chụp ảnh cùng hoàng hôn hay bình minh.
Vách đá hang Câu là một trong những kỳ quan thiên nhiên ở huyện đảo Lý Sơn. Các nhà khoa học cho hay vách đá trầm tích núi lửa nơi đây có niên đại khoảng 10 triệu năm. Vách đá dựng đứng bên bờ biển, có hình thù lượn sóng tạo vẻ đẹp kỳ vĩ, hiếm nơi nào có được.
Cổng Tò Vò được xem là tuyệt tác kiến tạo địa chất của tự nhiên ở đảo Lý Sơn. Cổng cao khoảng 2,5 m, hình thành từ sự phun trào của núi lửa cách đây hàng triệu năm. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi vẻ hoang sơ, không có sự tác động của con người.
Lý Sơn, huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý (khoảng 27 km). Hòn đảo còn được gọi là Cù Lao Ré. Theo Địa chí Quảng Ngãi do cù lao này có nhiều cây ré, một loài thực vật mọc hoang, nên dân gian từ đó gọi thành tên. Nơi đây nổi tiếng với bãi biển trong vắt, thiên nhiên hoang sơ và con người thân thiện.
Lý Sơn (Quảng Ngãi) với hơn 2.000 người/km2, trở thành huyện đảo có mật độ dân số lớn nhất trong số 12 huyện đảo ở Việt Nam.
Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...