Hình độc về lăng Cha Cả ở Sài Gòn thập niên 1920

Trần Hùng 576 lượt xem 23 Tháng Tư, 2021

Tuy Giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, nhưng lăng Cha Cả – nơi an nghỉ của ông – được xây theo kiểu Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung…

hinh doc ve lang cha ca o sai gon thap nien 1920
Toàn cảnh lăng Cha Cả ở Sài Gòn thập niên 1920. Đây là lăng mộ của giám mục Bá Đa Lộc, tục gọi là “Cha Cả”.
hinh doc ve lang cha ca o sai gon thap nien 1920 Hinh 2
Giám mục Bá Đa Lộc (1741-1799) có tên gốc là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine – là một vị giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tây Sơn vào cuối thế kỷ 18.
hinh doc ve lang cha ca o sai gon thap nien 1920 Hinh 3
Sau khi thiệt mạng năm 1799 ở Thị Nại trong trận vây thành Quy Nhơn, vị giám mục này được Nguyễn Ánh đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ tỉnh Gia Định, tại khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhất phía Tây Bắc Sài Gòn.
hinh doc ve lang cha ca o sai gon thap nien 1920 Hinh 4
Tuy Giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp, nhưng kiến trúc lăng mộ ông được xây theo kiểu Việt Nam, có bình phong, bái đường và hậu cung.
hinh doc ve lang cha ca o sai gon thap nien 1920 Hinh 5
Lăng nằm trong khuôn viên rộng khoảng 2.000 m2, có vách và cột làm bằng gỗ quý, mái lợp ngói.
hinh doc ve lang cha ca o sai gon thap nien 1920 Hinh 6
Cận cảnh bình phong hình long mã phía trước lăng. Đến năm 1980, theo quy hoạch của TP HCM, lăng bắt đầu được giải tỏa.
hinh doc ve lang cha ca o sai gon thap nien 1920 Hinh 7
Mặt sau của bình phong. Đến năm 1983, việc cải táng hoàn tất. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc và các nhà truyền đạo được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp đưa về Pháp.
hinh doc ve lang cha ca o sai gon thap nien 1920 Hinh 8
Bên trong lăng Cha Cả thập niên 1920. Sau bia đá là hậu cung. Sau khi cải táng, các công trình cũ của lăng được dỡ bỏ, chỉ còn lại điểm tròn làm vòng xoay lưu thông dưới cầu vượt trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay. Người dân khu vực này vẫn gọi là vòng xoay lăng Cha Cả.

Theo kienthuc 

Bài viết cùng chủ đề:

    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...
    1 13

    Chương trình vui chơi giải trí Tết dương lịch 2025

    Hà Nội Sự kiện Lễ hội âm nhạc chào năm mới (Countdown) được tổ chức vào tối 31.12 tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và quảng trường Cách Mạng Tháng Tám để đón Tết dương lịch 2025. Sẽ có nhiều hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật tại các địa phương của TP, trong không...
    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...

Được quan tâm