Hiệu ảnh, quán xá ở Sài Gòn khoảng 150 năm trước

Trần Thư 229 lượt xem 29 Tháng Sáu, 2021

Những hình ảnh về quán cà phê, đường phố, tư gia của Sài Gòn thế kỷ 19 có trong cuốn “Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam”.

e1 8
Bức ảnh sông Sài Gòn nhìn từ tàu Catinat, 1859. Ảnh được cho là của Paul-Emile Berranger (1815-1896) chụp, in trên giấy bạch đản.
e2 5
Quán cà phê Lyonnais, Sài Gòn, 1864. Ảnh được in trên giấy bạch đản, nằm trong bộ sưu tập của Serge Kakou.
e3 7
Ảnh của John Thomson (1837-1921) chụp đường phố Sài Gòn khoảng năm 1867-1868 với tiệm bán rượu vang Roustan & Salenave cùng tiệm đồng hồ Vuillermoz.
e4 4
Ảnh của Charles Parant in trên giấy bạch đản chụp cảnh xây dựng bến tàu nổi ở Sài Gòn tháng 5/1864. Ảnh này thuộc bộ sưu tập của Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại.
e5 1
Hiệu ảnh Pun Lun tại địa chỉ số 7 đại lộ Charner (nay là đường Nguyễn Huệ), Sài Gòn những năm 1870. Hiệu Pun Lun đã được quảng cáo trên tờ Courrier de Saigon ngày 20/5/1867.
e6 1
Ảnh do Émile Gsell (1838-1879) chụp dinh Thống đốc trong thời gian 1868-1873.
e7 2
Chùa Hoa ở Chợ Lớn khoảng năm 1868, ảnh in trên giấy bạch đản do Émile Gsell chụp.
e8 1
Tư gia của Trương Vĩnh Ký ở Chợ Lớn khoảng năm 1870 do Émile Gsell chụp. Trương Vĩnh Ký không chỉ là học giả, ông còn được Niên giám Nam Kỳ xuất bản năm 1883 đề tên là nhiếp ảnh gia sống ở Sài Gòn.
e9 1
Buổi đầu nhiếp ảnh Việt Nam của Terry Bennett có rất nhiều tư liệu quý giá về Sài Gòn nửa sau thế kỷ 19 bằng hình ảnh do các nhiếp ảnh gia người Pháp, Hoa và cả Việt Nam chụp.

Theo Zing News

Bài viết cùng chủ đề:

    1 14

    Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’

    Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí… “phim con heo”. Trong thập niên 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng...
    1 10

    Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn – Ga xe lửa Sài Gòn

    Tọa lạc trong Vườn Bách thảo Sài Gòn. Thời Pháp gọi là Viện bảo tàng Blanchard de la Brosse, đặt theo tên thống đốc Nam kỳ, người đã cho khởi công xây bảo tàng. Bảo tàng Blanchard de la Brosse – Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn Bảo tàng thành lập vào năm 1929, còn...
    11 1

    Chuyện làm đẹp của chị em thời bao cấp

    Những chuyện làm đẹp thời bao cấp như dùng đũa cả để quấn xoăn tóc, bắt chấy bằng dầu hỏa… luôn là những ký ức khó quên của chị em phụ nữ Việt một thời. Làm đẹp thời bao cấp là một đề tài buôn chuyện thú vị của nhiều người thế hệ trước. Buồn...
    29

    Sài Gòn du lãm: Tính cách, trang phục và trang sức của người An Nam

    […] Cuộc chinh phục xứ sở rộng lớn này không phải không tốn nhiều xương máu. Chiến dịch ấy đã rất tàn khốc và khó khăn. Thời kỳ đó người ta chưa có xu thế bành trướng, chưa bóp méo các kế hoạch thực dân và chưa trì hoãn những cuộc chinh phục dứt khoát vì lý...
    5 2

    Một thời xe điện lang keng

    Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2021, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có thể nói sau gần 70 năm ngừng hôạt động, xe điện mới lại có mặt ở Sài Gòn. Xin lưu ý, người Sài Gòn xưa...

Được quan tâm