Hấp dẫn đặc sản Yên Bái

Huyền Linh 71 lượt xem 18 Tháng Hai, 2025

Ẩm thực Yên Bái được biết đến với những món ăn đặc trưng của đồng bào các dân tộc, phản ánh vẻ đẹp văn hóa và sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên nơi đây.

Pà mẳm

Pà mẳm là món mắm cá độc đáo, thường được người Thái ở Yên Bái dùng để thết đãi khách quý hoặc trong những sự kiện trọng đại. Pà mẳm có nhiều loại nhưng ngon nhất là pà mẳm cá chép. Để làm ra món pà mẳm ngon, người ta phải chọn loại cá chép được bắt ở đồng ruộng, ao rồi thả nước sạch khoảng 3 – 4 ngày để cá nhả hết bùn đất. Sau đó, làm sạch rồi xếp cá vào một cái vại sành to, rải lên trên một lớp muối đã được rang sẵn. Cứ một lớp cá lại rải một lớp muối. Cuối cùng là đổ rượu vào và đậy chặt.

Đến ngày thứ 10, khi cá đã ngấm muối, người ta chắt nước trong vại ra đun sôi, để nguội rồi đổ lại vào cá. Làm 3 lần như vậy cho đến khi cá hết mùi tanh thì đổ nước muối đi, xào hỗn hợp gia vị gồm: Thính gạo, ớt tươi băm, sả, riềng, quế chi, mắc khén rồi đổ vào cá, bịt kín miệng vại và hạ thổ từ 1 – 2 tháng, thậm chí vài năm. Càng hạ thổ lâu, pà mẳm càng ngấm và thơm ngon. Pà mẳm thường được dùng để chấm với thịt, rau và các món khác kèm rau thơm, tạo nên hương vị thơm ngon đặc sắc.

Quế Văn Yên

100

Huyện Văn Yên nằm ở phía bắc của tỉnh Yên Bái, nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây quế. Quế không chỉ được sử dụng như một loại dược liệu quý mà còn là nguyên liệu trong mỹ phẩm làm đẹp hay là gia vị trong nhiều món ăn. Mọi bộ phận của cây quế đều có thể tận dụng, ví như gỗ để làm nhà sàn hay đóng đồ gia dụng; tinh dầu được chiết xuất để làm hương liệu trong mỹ phẩm; bột quế là thành phần không thể thiếu trong các món ăn như phở, chả quế, bò nướng, bánh quy…

Bánh chim gâu

Bánh chim gâu là đặc sản của người Dao và Cao Lan ở Yên Bái. Bánh được gói bằng lá dứa rừng, có hình dáng giống con chim gâu (chim cu gáy). Các nguyên liệu để làm bánh gồm: Gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, nước tro, các loại lá cây… Cầu kỳ hơn, người ta nhuộm gạo bằng nước lá tro hoặc nước nẳng (được chiết xuất từ các loài cây như mận, đu đủ rừng, lá trầu không, măng tre…) cho các màu sắc và hương vị khác nhau.

Các nguyên liệu này được sắp xếp vào trong những thanh lá dứa rừng đã được xẻ thành từng nan dài và đan cài khéo léo. Sau đó, người ta đem luộc bánh cho chín. Bánh chim gâu được coi là biểu tượng của tình cảm gia đình, là loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết của đồng bào các dân tộc ở Yên Bái.

Theo Hànộimới

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm