Hàng quà quê

Trần Thư 67 lượt xem 27 Tháng Sáu, 2021

Trí nhớ của tôi vẫn còn hằn in cái vị ngọt hắc, thơm mùi gừng của kẹo mấu và kẹo dồi. Làm sao quên được cái vị chua thanh của bún ốc, thêm chút mẻ. Chúng cứ quẩn quanh trong ký ức để nhắc người đi xa nhớ phải trở về.

Nhà bà ở ven đê, heo hút và vắng người qua lại. Cả ngày, chỉ thấy bóng các cô các bác tất tả dắt trâu, dắt bò ra đồng, rồi lại uể oải vác cày, vác cuốc trở về. Thế nên, chợ làng với tôi đã là một chốn xa hoa và kỳ thú. Quần áo, giày dép mới thì tới ngày tết mới được diện, nên ngày thường có đòi bà mua cho cũng không được. Nhưng cả tháng, kiểu gì bà cũng cho tôi ra chợ ăn quà một lần. Thế nên, cứ nhắc đến chợ là phải nhớ đến những hàng quà.

Hàng quà bánh nằm giữa chợ, gần mấy hàng rau, hoa quả và hàng bán đồ khô. Chợ quê, chỉ có năm, bảy hàng quà nhưng lúc nào cũng huyên náo. Tiếng người khen kẻ chê, người giục giã nhanh nhanh cho để còn có thứ mang về cho con trẻ. Các bà các cô bật quạt bếp, nấu nướng, bán hàng nhưng hễ ngẩng lên, nhìn thấy ai cũng đon đả mời chào, có khi còn hồ hởi hỏi chuyện. Dù sao cũng đều là người làng cả.

d1 7

Ngoài hàng quần áo, thì hàng quà ở chợ là chỗ trẻ con trong làng gặp nhau, những lần ríu rít theo chân bà, chân mẹ. Thời ấy, trẻ con chúng tôi dễ ăn dễ uống lắm. Chỉ cần vài cái bánh cuốn, không chả, trứng vịt lộn hay cái bánh nếp là thỏa mãn rồi. Nhưng thứ tôi thích nhất ở chợ làng vẫn là bánh khoái.

Đó là thứ bánh từa tựa như bánh xèo của người Quảng Nam – Đà Nẵng, nhưng dân dã và giản dị hơn khi chỉ có một màu trắng trong của bột gạo, điểm xuyết ít hành lá thái nhỏ. Nhân bánh là mấy con tép nhỏ, thứ tép đồng tươi rói, ăn vào khiến người ta nhớ mãi vị ngọt đậm đà từ đồng ruộng. Lớp vỏ bánh cũng không mỏng như bánh xèo. Nó dày vừa đủ để người ăn cảm nhận được cái vị bùi bùi của gạo mới, phần rìa bên ngoài giòn thơm, khiến lũ trẻ thích mê.

Bánh khoái được ăn cùng nước mắm pha nhạt. Giống như bao món bánh mặn khác của người Việt, ngon hay dở đều do nước chấm. Cũng gạo đó, bột đó, bánh vừa tới độ nhưng nước chấm mà gắt quá hay chua quá, ngọt quá đều hỏng cả. Chỉ cần nước chấm ngon, bánh cũng ngon lên mấy phần.

Nếu không được theo bà ra chợ, thể nào tôi cũng đòi bà mua kẹo mấu, vì biết nó là thức quà rẻ nhất chợ, kiểu gì bà cũng đồng ý. Chỉ một ngàn là mua được gần chục cái. Kẹo mấu thơm thơm mùi mật mía, quyện với mùi gừng. Nếu ăn nhiều thì hơi khé cổ. Nhưng chỉ cần chạy vào nhà uống ngụm nước là có thể ăn tiếp cái thứ hai. Để kẹo đỡ dính và dễ cắt, người ta thường lăn qua lớp bột gạo. Thường thì chị em tôi sẽ giơ cái kẹo bé bằng ngón tay cái ấy lên trước mũi, thổi phù phù cho lớp bột mịn bay bay trước mắt…

Bao năm đi xa, hương vị của những món ăn quen thuộc ấy vẫn còn nguyên trong tâm trí. Không chỉ là thèm thuồng mà nó đã hóa nhớ nhung.

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng

Bài viết cùng chủ đề:

    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...
    1 1

    Bồi hồi ngắm lại cây Cầu Ba Cẳng của Sài Gòn xưa

    “Ở vùng Quận 6 Chợ lớn cách đây mấy mươi năm có một cây cầu bằng sắt có hình dạng rất lạ có ba chân. Vì cầu chẳng có cái tên chính thức nào như cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Tân Thuận… nên người dân lấy hình mã đặt tên, tức...
    1 24

    Tết xưa của người Tràng An

    Tết xưa của đất Tràng An mang phong vị rất riêng, ấm áp và thanh lịch của chốn tinh hoa hội tụ. Tết nay đến rồi, dư âm của Tết xưa vẫn cứ thấp thoáng trong miền ký ức của nhiều người con đất kinh kỳ. Ngay từ giữa tháng Chạp, không khí Tết đã...
    1 16

    Hãng đĩa hát xưa ở Sài Gòn

    Trong một dịp may tình cờ, tôi có được một chồng dĩa hát than cũ suýt nữa bị đem bỏ vì không dùng từ lâu. Bộ đĩa có hơn trăm cái, có vài cái bị nứt. Mỗi cái dĩa đều nằm trong bao giấy vuông có khoét sẵn một lỗ tròn giữa tâm để lộ...
    1 15

    Trường học ở Sài Gòn thập niên 1920

    Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, trường Petrus Ký, Trung học Pháp – Hoa… ở Sài Gòn thập niên 1920 là tiền thân của các ngôi trường danh tiếng Sài Gòn ngày nay. Trường tiểu học Nữ sinh Pháp, nay là trường THPT Marie Curie, Sài Gòn thập niên 1920. Ảnh tư liệu. Trường Petrus...

Được quan tâm