Hà Nội xếp hạng 17 di tích lịch sử – văn hóa cấp thành phố

Huyền Linh 82 lượt xem 5 Tháng Ba, 2025

UBND thành phố Hà Nội có quyết định xếp hạng 17 di tích lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp thành phố.

24
Quần thể Hương Sơn, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt giàu giá trị phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Ảnh: Đặng Văn Triều

Các di tích được xếp hạng gồm: Di tích lịch sử văn hóa đình Yên Duyên, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai; di tích lịch sử văn hóa đình Gia Thượng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên; di tích lịch sử văn hóa đền Rừng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên; di tích lịch sử văn hóa chùa Cống Sở (Linh Tâm tự), xã Hồng Sơn, huyện Mỹ Đức; di tích lịch sử văn hóa đền Tổng Trinh Tiết, xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức; di tích Lịch sử văn hóa chùa Trinh Tiết (Hương Phúc tự), xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức; di tích lịch sử – nghệ thuật chùa Thôn Thọ (Trùng Quang tự), xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức; di tích lịch sử văn hóa đình Phú Yên, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức; di tích lịch sử – nghệ thuật đình Lê Xá, xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức; di tích lịch sử văn hóa chùa Bảo Tháp (chùa Hống), thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức; di tích lịch sử – nghệ thuật chùa Ngọc Tân (Ngọc Tân tự), xã Yên Sở, huyện Hoài Đức; di tích lịch sử văn hóa đền thờ Đức Tiên Chúa, xã Đông La, huyện Hoài Đức; di tích lịch sử văn hóa quán Hạ (quán Vải), xã Vân Côn, huyện Hoài Đức; di tích lịch sử – nghệ thuật đình Quế Dương, chùa Phổ Am, xã Cát Quế, huyện Hoài Đức; di tích lịch sử – nghệ thuật chùa Tây Vị (Linh Sơn tự), xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây; di tích lịch sử – nghệ thuật đình Tây Vị, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây.

UBND các quận, huyện, thị xã: Hoàng Mai, Long Biên, Mỹ Đức, Hoài Đức, Sơn Tây chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành.

UBND các xã, phường nơi có di tích ban hành quyết định thành lập ban quản lý di tích; tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, toàn bộ hiện vật thuộc di tích; hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định của thành phố. Đồng thời nghiêm cấm mọi hoạt động có liên quan tới việc xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã được xếp hạng và khoanh vùng các khu vực bảo vệ. Trường hợp đặc biệt phải được phép của UBND thành phố.

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm