Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo

Huyền Linh 51 lượt xem 11 Tháng Mười Hai, 2024

Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.

Tối 10/12, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức ra mắt nhằm cung cấp nền tảng hỗ trợ và sự kết nối thường xuyên cho các nghệ sĩ.

Trung tâm được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà.

1
Một không gian trưng bày tại Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Ảnh: Vietnam+

Không gian này mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan, đồng thời góp phần đưa các ý tưởng sáng tạo, dự án khởi nghiệp sáng tạo đến gần hơn với sự hỗ trợ của chính quyền, các đơn vị và các doanh nghiệp liên quan.

Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội ra mắt sau khi Lễ hội Thiết kế Sáng tạo năm 2024 kết thúc thành công.

Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 diễn ra từ ngày 9 đến 17/11. Sự kiện thu hút hơn 500 đơn vị, nhà sáng tạo, kiến trúc sư, nghệ nhân, đặc biệt là nhiều nghệ sĩ trẻ trong các lĩnh vực thiết kế.

Không gian Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 được hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo thuộc 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa, tiêu biểu như kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật, trình diễn, điện ảnh, quảng cáo, thủ công mỹ nghệ, xuất bản…

Theo Ban tổ chức, trong 9 ngày diễn ra sự kiện, đã có khoảng 30 vạn người tham gia trải nghiệm các chương trình. Đây là số lượng người tham dự nhiều nhất từ trước đến nay đối với một lễ hội sáng tạo tại Hà Nội.

Người dân và du khách được trải nghiệm các không gian sáng tạo tại các công trình kiến trúc nổi bật như: Cung Thiếu nhi, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Tự nhiên (Đại học Tổng hợp cũ), Nhà khách Chính phủ (Bắc Bộ phủ) và các không gian văn hóa hồ Hoàn Kiếm, vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, Diên Hồng, Cổ Tân, Tao Đàn.

Trong đó, nhiều công trình kiến trúc lần đầu mở cửa đón khách tham quan, trở thành không gian sáng tạo hấp dẫn, thu hút lượng lớn người dân và du khách.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm