Hà Nội đẹp nên thơ dưới sắc đỏ của lá bàng

Huyền Linh 187 lượt xem 18 Tháng Một, 2024

Các tuyến phố của Hà Nội ngập sắc đỏ của những cây bàng đang vào mùa “thay áo mới”, phần nào tô điểm thêm cho phố phường Thủ đô thêm sinh động, lung linh sắc màu giữa trời đông lạnh giá.

1 45

Bàng là loài cây có từ lâu và rất gần gũi với đời sống người dân Hà Nội. Theo quy hoạch từ thời Pháp thuộc, bàng, xà cừ, sấu được trồng và tạo cảnh quan chính cho hệ thống phố cổ, khu phố biệt thự Pháp ở quận Hoàn Kiếm, cũng như khu hành chính quận Ba Đình.

2 41

Những tán bàng đỏ khiến ai đi qua cũng bất chợt dừng lại tận hưởng một trong những khoảnh khắc đẹp nhất trong năm của Hà Nội. Mỗi cây bàng bỗng trở nên rực rỡ, sáng bừng giữa khung cảnh mùa đông Hà Nội.

3 39

Theo quy luật tự nhiên, bàng “thay áo mới” thường vào thời điểm cuối tháng 12, đầu tháng 1. Từ sắc xanh chuyển vàng, mới ngày nào chỉ vài ba chiếc lá, bỗng đột ngột cả tán cây ngả vàng, rồi sang đỏ rực, cuối cùng đỏ sẫm trước khi trút những chiếc lá cuối cùng xuống phố. Đó cũng là dấu hiệu sắp hết mùa đông lạnh giá, chuẩn bị Tết đến xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.

4 30

Cây bàng được trồng ở rất nhiều địa phương trên cả nước nhưng không ở đâu mà được người dân coi là biểu tượng của mùa đông như tại Hà Nội.

5 22

Những tuyến phố trồng nhiều cây bàng tập trung ở khu phố cổ Cửa Nam, Hàng Bông, Phùng Hưng, Hàng Chiếu, Hàng Mã… hay các tuyến phố lân cận như Tràng Thi, Nguyễn Thái Học.

6 17

Đặc biệt, phố Phùng Hưng có nhiều cây bàng nhất khu phố cổ, trải dài từ đầu đến cuối phố, nhiều đến mức bao phủ không chỉ ban công, mà còn trùm lên hệ thống đèn đường, thậm chí phủ cả bóng lên tuyến đường sắt dọc phố về ga Long Biên.

7 14

Cây bàng ở khu phố Hàng Vải, Hàng Gà cũng đang ‘thay áo mới’ đón Tết Nguyên đán 2024.

8 13

Mùa lá đỏ cũng là một trong những mùa đẹp nhất trong năm ở Hà Nội. Sắc đỏ vàng trên cây cùng với những mái nhà cổ kính hiện lên giữa trời đông càng làm cho lòng người thêm nhẹ nhàng, ấm áp.

9 10

Những chiếc lá bàng rơi bên vỉa hè Hà Nội là hình ảnh quá đỗi quen thuộc mỗi dịp sát Tết Nguyên đán hàng năm.

10 9

Cây bàng có tên khoa học là Terminalia catappa, thuộc họ trâm bầu. Bàng thuộc loại cây thân gỗ lớn sinh trưởng tại các vùng nhiệt đới. Cây bàng có thể cao tới 35 m, các tán lá thẳng, đối xứng mọc trên các cành ngang. Cây càng già, tán lá càng phẳng dần tạo thành hình cái bát trải rộng. Tại các nước nhiệt đới như Việt Nam, cây bàng được trồng nhiều để lấy bóng mát.

11 9

Mọi ngõ ngách của Hà Nội, chúng ta đều dễ thấy được hình ảnh những cây bằng với sắc lá rực đỏ.

12 9

Những tán lá bàng rực đỏ bên hiên cửa sổ.

13 7 16 4 15 3 14 4

Từ nội đô đến ngoại thành, cây bàng mùa thay lá đỏ vẫn luôn là một khoảng trời tuổi thơ của nhiều người…

Theo CÔNG LUẬN 

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm