Gương nghĩa liệt của nguyên mẫu tác phẩm “Người mẹ cầm súng”

Trần Thư 428 lượt xem 30 Tháng Năm, 2021

“Người mẹ cầm súng” là tên một tập truyện nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thi. Tác phẩm dựng lên hình ảnh một người mẹ cầm súng thực thụ, tiêu biểu cho tinh thần cách mạng Việt Nam – Chị Nguyễn Thị Út hay còn được gọi là chị Út Tịch.

mvn1

“Người mẹ cầm súng” là tên một tập truyện nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thi với các truyện ngắn: Người mẹ cầm súng, Mùa xuân, Mẹ vắng nhà, Ước mơ của đất… viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ.

mvn2

Nữ anh hùng Nguyễn Thị Úttên bà con hay gọi là Chị Út Tịch, sinh ngày 19/4/1931 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè tham gia cách mạng từ sớm với nhiệm vụ trinh sát. (Ảnh minh họa)

mvn3

Năm 1950, Út Tịch kết hôn với một chiến sĩ công an xung. Từ đó, chồng trực tiếp cầm súng, vợ vừa làm ruộng nuôi 5 đứa con lần lượt ra đời, vừa làm công tác trinh sát, theo dõi tình hình hoạt động của địch.

mvn4

Chị Út Tịch bụng mang dạ chửa vừa nuôi bầy con nhỏ mà vẫn hăng say làm cách mạng, ai khuyên nhủ đều khẳng khái: “Có ai đánh giặc mà chờ đẻ xong mới đánh không? Còn gà mái là còn gà con, cứ đánh!”.

mvn5

Tổng cộng chị Út Tịch đã tham gia 23 trận đánh lớn nhỏ và được tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chị hy sinh ngày 27/11/1968, tại xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Khu tưởng niệm nữ anh hùng Nguyễn Thị Út)

mvn6

Cuộc đời vừa nuôi con vừa đánh giặc của nữ anh hùng Nguyễn Thị Út- Út Tịch đã được nhà văn Nguyễn Thi thể hiện một cách trung thực nhưng đầy tính sáng tạo trong quyển truyện ký Người mẹ cầm súng. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà)

mvn7

Thông qua vai trò của văn học, nữ anh hùng Út Tịch từ làng quê Tam Ngãi vươn mình trở thành biểu tượng điển hình rực rỡ của người phụ nữ miền Nam đánh Mỹ với câu nói nổi tiếng “Còn cái lai quần cũng đánh”. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà)

mvn8

Một chi tiết rất cam động là truyện Người mẹ cầm súng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà được Nguyễn Thi viết lần lượt vào năm 1965 và 1966. Nhưng mãi đến năm 1977, lần đầu tiên những đứa con của chị Út Tịch mới được đọc tác phẩm viết về mẹ mình. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà)

mvn9

Các con chị cho biết, mới đọc mấy trang đầu mà tim đã quặn thắt lại. Sau đó, các con bà đều thuộc lòng truyện và coi đấy là cách để nhớ về má Út. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà)

mvn10

Sau này, một trong số các con của bà tham gia cố vấn cho đoàn làm phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư bấm máy vào năm 1979. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà)

mvn11

Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980 và giải thưởng Lọ hoa pha lê tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc) năm 1980.

Theo Tri Thức & Cuộc Sống

Bài viết cùng chủ đề:

    1 14

    Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’

    Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí… “phim con heo”. Trong thập niên 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng...
    1 10

    Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn – Ga xe lửa Sài Gòn

    Tọa lạc trong Vườn Bách thảo Sài Gòn. Thời Pháp gọi là Viện bảo tàng Blanchard de la Brosse, đặt theo tên thống đốc Nam kỳ, người đã cho khởi công xây bảo tàng. Bảo tàng Blanchard de la Brosse – Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn Bảo tàng thành lập vào năm 1929, còn...
    11 1

    Chuyện làm đẹp của chị em thời bao cấp

    Những chuyện làm đẹp thời bao cấp như dùng đũa cả để quấn xoăn tóc, bắt chấy bằng dầu hỏa… luôn là những ký ức khó quên của chị em phụ nữ Việt một thời. Làm đẹp thời bao cấp là một đề tài buôn chuyện thú vị của nhiều người thế hệ trước. Buồn...
    29

    Sài Gòn du lãm: Tính cách, trang phục và trang sức của người An Nam

    […] Cuộc chinh phục xứ sở rộng lớn này không phải không tốn nhiều xương máu. Chiến dịch ấy đã rất tàn khốc và khó khăn. Thời kỳ đó người ta chưa có xu thế bành trướng, chưa bóp méo các kế hoạch thực dân và chưa trì hoãn những cuộc chinh phục dứt khoát vì lý...
    5 2

    Một thời xe điện lang keng

    Nếu không có gì thay đổi thì khoảng năm 2021, người Sài Gòn được đi tàu điện ngầm. Xe điện ngày xưa khác với tàu điện ngày nay nhưng có thể nói sau gần 70 năm ngừng hôạt động, xe điện mới lại có mặt ở Sài Gòn. Xin lưu ý, người Sài Gòn xưa...

Được quan tâm