Góc ký họa: Trụ sở UBND TP.HCM

Huyền Linh 206 lượt xem 10 Tháng Ba, 2024

Khánh thành năm 1909, trụ sở UBND TP.HCM (86 Lê Thánh Tôn, Q.1) là một trong 17 công trình hơn 100 năm tuổi ở TP.HCM, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

Thời Pháp thuộc, công trình có tên Dinh Xã Tây. Thời VNCH, đây là nơi làm việc, hội họp của chính quyền (gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn). Từ năm 1975 đến nay, công trình là trụ sở UBND TP.HCM.

1 8
Ký họa của KTS Nguyễn Đăng Tuấn
KTS cung cấp
2 7
Ký họa của họa sĩ Thái Lan Sutien Lokulprakit
Họa sĩ cung cấp

Với khuôn viên diện tích 7.500 m2 , công trình do kiến trúc sư Fermand Gardès thiết kế, dựa theo mẫu Tòa thị chính ở Paris – Pháp. Khi mới xây dựng, công trình chỉ gồm một khối sảnh ở giữa (có tháp đồng hồ nhô cao) và hai khối nhà một tầng hai bên (được xây thêm tầng lầu vào khoảng thập niên 1940). Năm 1966, ba dãy nhà bốn tầng được xây thêm sau tòa nhà chính. Từ thập niên 1990 đến nay, công trình nhiều lần được trùng tu, nâng cấp, xây mở rộng… Năm 2005, công trình được các chuyên gia ánh sáng của TP.Lyon (Pháp) thiết kế và lắp đặt hệ thống chiếu sáng nghệ thuật.

3 4
Ký họa của họa sĩ Thái Lan Sutien Lokulprakit
Họa sĩ cung cấp
4 4
Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
5 5
Ký họa của KTS Linh Hoàng
KTS cung cấp

Mặt đứng công trình được thiết kế pha trộn phong cách kiến trúc Baroque (xuất hiện khoảng thế kỷ 17, chú trọng đến các chi tiết uốn lượn cầu kỳ), trang trí kiểu Rococo (xuất hiện khoảng thế kỷ 18, hướng đến các chi tiết đường cong mềm mại, cấu trúc không đối xứng, hoa văn tinh tế), cửa sắt kiểu art-nouveau (xuất hiện cuối thế kỷ 19, các chi tiết hoa mỹ, lượn sóng, cách điệu từ cây hoa lá). Hàng cột thức Corinthian (một trong ba thức cột cổ điển phổ biến nhất, thường được sử dụng trong kiến trúc công cộng) với họa tiết lá mềm mại rất hợp với những mảng trang trí cầu kỳ và dày đặc khắp công trình (phù điêu nữ thần, thiên thần, thú… trên tháp, dây hoa lá trên cổng chính, tường và trần nội thất…).

6 3
Ký họa của SV Nguyễn Vũ Minh Tùng – ĐH Nguyễn Tất Thành
Họa sĩ cung cấp
7 3
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
8 2
Ký họa của KTS Nguyễn Khánh Vũ
KTS cung cấp

Dịp 30.4.2023, lần đầu tiên trụ sở UBND TP.HCM cho phép đón khách tham quan.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm