Góc ký họa: Biệt thự trăm tuổi từng được làm thang máy để… ngắm chim

Huyền Linh 115 lượt xem 23 Tháng Chín, 2024

Với diện tích gần 800 m2 nằm sừng sững ngay trung tâm TP.HCM (cách chợ Bến Thành khoảng 300 m), căn biệt thự cổ gần trăm tuổi có 4 mặt tiền gây tò mò cho không ít người.

Chủ nhân căn biệt thự này là Nguyễn Văn Hảo (1890 – 1971), một trong những thương gia giàu nức tiếng Sài Gòn giữa thế kỷ 20. Ông là đại diện của hãng vỏ ruột xe hơi Michelin (Pháp) nổi tiếng thế giới, là người sở hữu rạp Nguyễn Văn Hảo (nay là rạp Công Nhân, 30 Trần Hưng Đạo, Q.1) lớn nhất Sài Gòn trước năm 1975 – “thánh đường” cải lương lúc bấy giờ với sức chứa hơn 1.200 người.

1 12
Ký họa của Nguyễn Thành Đức

Công trình hoàn thành năm 1937, được thiết kế theo phong cách kiến trúc Art Deco đang thịnh hành thời đó với hệ cửa rộng băng ngang mặt đứng, trang trí đắp nổi chữ NG.V.HẢO… Với 4 mặt tiền, mặt đường Trần Hưng Đạo, ông Hảo cho hãng Caltex mở cây xăng; mặt tiền đường Ký Con, Lê Thị Hồng Gấm và Yersin ông mở showroom bán phụ tùng và bảo trì, sửa chữa xe hơi uy tín nhất Sài Gòn.

2 11
Ký họa của KTS Hoàng Hữu Đạt

Sân thượng rộng dành để nuôi chim, cá, trồng nhiều cây cảnh, có cả hồ bơi nhỏ. Theo con cháu kể lại, dù nhà chỉ hai lầu, nhưng vẫn lắp thang máy “để ông Hảo lên sân thượng ngắm chim cho đỡ mỏi chân” (sau năm 1966, khi ông Hảo về quê dưỡng già, thang máy đã bị con cháu tháo ra bán).

3 10
Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
4 6
Ký họa của KTS Linh Hoàng
5 3
Ký họa của Phan Hồng Thanh – SV ĐH Kiến trúc Đà Nẵng
6 3
Tranh của KTS Phùng Thế Huy

Theo nhiều tư liệu, công trình này “lấy mủ cây trộn với vôi cát, nước để xây thay cho xi măng”. Tuy nhiên chi tiết này có lẽ chưa chính xác vì nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên của VN là nhà máy xi măng Hải Phòng đã được xây từ năm 1899 (do người Pháp mang công nghệ và kỹ thuật sang).

7 3
Biệt thự Nguyễn Văn Hảo vào một chiều mưa – tranh của KTS Phùng Thế Huy
8 3
Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh
9 3
Ký họa của NTK Lê Quang Khánh
10 1
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
11 1
Mặt đường Ký Con – ký họa của KTS Linh Hoàng

Hiện tại, công trình đã xuống cấp, tầng dưới biệt thự này do nhà nước quản lý, con cháu ông Hảo sinh sống ở tầng trên.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm