Giữ gìn nghi thức hầu đồng: Tránh xa mê tín, giữ gìn giá trị văn hóa của người Việt

Huyền Linh 63 lượt xem 12 Tháng Ba, 2025

Hầu đồng – một nghi thức tâm linh quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt – không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Với sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, vũ điệu, trang phục và không gian thiêng, hầu đồng phản ánh sâu sắc niềm tin về thế giới tâm linh, sự kết nối giữa con người với thần linh, giữa truyền thống với hiện tại.

Đặt hầu đồng vào đúng vị trí

Trong bối cảnh hiện nay, khi thương mại hoá và tư lợi len lỏi vào đời sống tín ngưỡng, nghi thức hầu đồng đứng trước nguy cơ bị bóp méo, biến tướng thành một hình thức mê tín dị đoan hoặc một sân khấu xa hoa, lộng lẫy nhưng mất đi giá trị cốt lõi.

Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội, muốn gìn giữ hầu đồng đúng với tinh thần văn hóa dân tộc, trước hết cần đặt nó vào đúng vị trí – một di sản văn hóa phi vật thể, không phải công cụ để trục lợi hay mưu cầu cá nhân. Bản chất của hầu đồng không phải là để cầu tài, cầu lộc một cách vụ lợi, mà là sự bày tỏ lòng thành kính với các vị thánh, tổ tiên và kết nối tâm linh. Khi người thực hành và người tham gia hiểu đúng bản chất này, hầu đồng sẽ không bị biến thành một hình thức mê tín dị đoan, kích thích lòng tham hay trở thành phương tiện kiếm tiền của một số cá nhân.

11 3
PGS. TS Bùi Hoài Sơn (giữa) dự lễ khai mạc Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025.

Hơn nữa, việc gìn giữ đúng nghi lễ cũng là cách để bảo tồn giá trị truyền thống. Khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, điều đó không chỉ ghi nhận giá trị lịch sử của tín ngưỡng này mà còn đặt ra trách nhiệm lớn đối với cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc, tránh những sai lệch làm lu mờ ý nghĩa thiêng liêng vốn có.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay là sự biến tướng của hầu đồng theo hướng chạy đua vật chất. Không khó để bắt gặp những buổi hầu đồng xa hoa với tiền vàng ngập tràn, trang phục cầu kỳ đến mức phô trương, đồ lễ chất cao như núi. Khi nghi lễ bị cuốn vào vòng xoáy của sự hào nhoáng, giá trị tâm linh bị lu mờ, và hầu đồng dễ dàng trở thành một “màn trình diễn” hơn là một nghi thức thiêng liêng.

“Hầu đồng có thể trang nghiêm, đẹp mắt, nhưng điều cốt lõi vẫn là sự thành tâm và ý nghĩa kết nối tâm linh. Không phải cứ nhiều tiền vàng, đồ lễ mới thể hiện được lòng thành. Ngược lại, sự giản dị, giữ đúng tinh thần nguyên bản của nghi lễ mới chính là cách để hầu đồng tồn tại bền vững, đúng bản chất và không bị lệch lạc theo thời gian” – PGS. TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Giữ gìn bằng lòng thành và trách nhiệm

Theo PGS. TS Bùi Hoài Sơn, một trong yếu tố quan trọng quyết định sự đúng đắn của nghi thức hầu đồng chính là những người thực hành – các thanh đồng, thủ nhang. Họ không chỉ là người thực hiện nghi lễ, mà còn là những người định hướng, dẫn dắt cộng đồng hiểu đúng và thực hành đúng. Một người thanh đồng chân chính phải là người có hiểu biết sâu sắc về tín ngưỡng, biết cân bằng giữa truyền thống và sự phù hợp với thời đại, tránh rơi vào xu hướng thương mại hóa hay bóp méo nghi lễ để thu lợi.

Bên cạnh đó, việc lan tỏa nhận thức đúng đắn đến cộng đồng cũng rất quan trọng. Khi những người tham gia hiểu được giá trị thực sự của hầu đồng, họ sẽ tránh xa những hình thức biến tướng, không bị cuốn vào những lời mời gọi mê tín hay bị lợi dụng để trục lợi.

12 3
Giữ gìn hầu đồng không chỉ là bảo vệ một nghi thức tâm linh, mà còn là bảo tồn một phần di sản văn hóa dân tộc. Ảnh: Tư Liệu

Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất để hầu đồng luôn giữ được bản chất tốt đẹp chính là tình yêu và niềm tin vào văn hóa truyền thống. Khi những người thực hành xuất phát từ lòng thành tâm, từ sự trân trọng đối với di sản cha ông để lại, thay vì chạy theo danh lợi, khi cộng đồng cùng chung tay giữ gìn bằng sự hiểu biết và trách nhiệm, thì hầu đồng sẽ luôn là một phần đẹp đẽ trong đời sống văn hóa Việt Nam, không bị vẩn đục bởi những tiêu cực.

“Giữ gìn hầu đồng không chỉ là bảo vệ một nghi thức tâm linh, mà còn là bảo tồn một phần di sản văn hóa dân tộc. Chúng ta cần chung tay để nghi thức này mãi mãi là một nét đẹp truyền thống, chứ không trở thành một hình thức xa hoa hay mê tín dị đoan. Bởi lẽ, khi văn hóa được trân trọng đúng nghĩa, nó sẽ trường tồn cùng thời gian”, ông Sơn nói thêm.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm