Giữ gìn hương vị kẹo dừa đường muỗng

Hồng Đào 112 lượt xem 27 Tháng Tư, 2021

Nghề làm kẹo dừa đường muỗng một thời hưng thịnh, nay đã bị mai một. Dẫu nghề không mang lại thu nhập như xưa, nhưng suốt mấy chục năm qua, bà Trịnh Thị Sanh, ở thôn An Thạch, xã Phổ An (TX.Đức Phổ), vẫn gắn bó và giữ gìn hương vị kẹo dừa đường muỗng thơm ngon. 

Đường muỗng là loại đường được nấu từ nước ép cây mía và cho kết tủa trong các muỗng bằng đất nung. Bà Trịnh Thị Sanh cho biết: Lúc nhỏ, hằng ngày tôi đều nhìn bố mẹ làm kẹo dừa đường muỗng, đến năm hơn 10 tuổi thì đã biết cách làm kẹo, sau đó mang kẹo ra chợ bán.

keo dua duong muong 1
Hằng ngày, bà Trịnh Thị Sanh vẫn làm và bày bán kẹo dừa đường muỗng. ẢNH: H.THU
Trước đây, ở chợ Phổ An có 7 – 8 người bán kẹo dừa đường muỗng. Ai cũng làm từ 3 – 4 mâm kẹo vậy mà bán chừng nửa buổi sáng là hết. Kẹo dừa đường muỗng được làm từ đường muỗng, dừa và chút ít gừng, đậu phụng. Đường muỗng có vị ngọt đậm, thơm ngon, khi kết hợp với dừa sẽ có thêm vị béo, rất thơm ngon. “Chục năm trước, mỗi ngày tôi bán hơn 4 mâm kẹo, khoảng chừng hơn 20kg. Buổi sáng ra chợ bán kẹo, buổi chiều ở nhà làm kẹo, cứ thế mà thấm thoát đã gần 40 năm”, bà Sanh chia sẻ.
Để làm một mâm kẹo đường muỗng mất khoảng 4 tiếng đồng hồ. Làm kẹo dừa đường muỗng rất đơn giản, cơm dừa rửa sạch, cắt mỏng, sau đó rim với đường muỗng. Rim đến khi đường và dừa gần sánh lại thì cho ít gừng và đậu phụng vào. Không cầu kỳ, nhưng kẹo dừa đường muỗng rất thơm ngon, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Ngày xưa, trong giỏ đi chợ của các bà, các mẹ lúc nào cũng có vài túi kẹo dừa đường muỗng để làm quà cho bọn trẻ.
Khoảng 10 năm nay, ở xã Phổ An chỉ còn mỗi bà Sanh làm kẹo dừa đường muỗng. Hằng ngày, bà Sanh đều bưng mâm kẹo chừng 3 – 4kg ra chợ bán. Mỗi túi kẹo to hơn bàn tay người lớn có giá 10 nghìn đồng. Thu nhập từ nghề làm kẹo dừa đường muỗng rất thấp, vì thế để có tiền trang trải cuộc sống, bà Sanh làm thêm bánh ít lá gai, bánh chưng để bán cùng. Bà Sanh trải lòng: “Cũng vì lưu luyến hương vị truyền thống, nên tôi gắn bó chứ thu nhập từ nghề làm kẹo chẳng đáng là bao. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận những đơn đặt hàng từ những khách hàng phương xa. Dù nơi phố thị chẳng thiếu bánh kẹo, nhưng họ vẫn đặt mua những túi kẹo dừa đường muỗng để ăn, để nhớ về hương vị, ký ức của tuổi thơ, điều này khiến tôi cảm thấy vui và có thêm động lực gắn bó với nghề”.
Theo baoquangngai

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    1 15 e1721857706993

    Khám phá ngôi làng cổ độc nhất ở Việt Nam có 3 di sản thế giới

    Làng Trường Lưu đã hơn 600 năm tuổi đời, hiện có 3 di sản được UNESCO công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Làng Trường Lưu thuộc xã Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang cũ, nay là xã Kim Song Trường, huyện...
    3 19

    Thế giới đó đây: Ngôi làng cheo leo trên vách đá

    Nằm cheo leo trên vách đá bazan nhỏ hẹp cao 50m so với mực nước biển, trải dài chừng một cây số với chiều rộng chỉ có thể đủ để xây được hai ngôi nhà, Castellfollit de la Roca là một trong những ngôi làng đẹp nhất ở Catalonia, Tây Ban Nha. Cảnh tượng hùng...
    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    2 11

    Nhớ lại khoảnh khắc bác sĩ Yesin ‘phát hiện ra Đà Lạt’

    Sau hai ngày đường, vào 15h30 ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính là khoảnh khắc “phát hiện ra Đà Lạt” được ghi lại trong sử sách. Là thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, Đà...

Được quan tâm