Giữ gìn hương vị kẹo dừa đường muỗng

Hồng Đào 232 lượt xem 27 Tháng Tư, 2021

Nghề làm kẹo dừa đường muỗng một thời hưng thịnh, nay đã bị mai một. Dẫu nghề không mang lại thu nhập như xưa, nhưng suốt mấy chục năm qua, bà Trịnh Thị Sanh, ở thôn An Thạch, xã Phổ An (TX.Đức Phổ), vẫn gắn bó và giữ gìn hương vị kẹo dừa đường muỗng thơm ngon. 

Đường muỗng là loại đường được nấu từ nước ép cây mía và cho kết tủa trong các muỗng bằng đất nung. Bà Trịnh Thị Sanh cho biết: Lúc nhỏ, hằng ngày tôi đều nhìn bố mẹ làm kẹo dừa đường muỗng, đến năm hơn 10 tuổi thì đã biết cách làm kẹo, sau đó mang kẹo ra chợ bán.

keo dua duong muong 1
Hằng ngày, bà Trịnh Thị Sanh vẫn làm và bày bán kẹo dừa đường muỗng. ẢNH: H.THU
Trước đây, ở chợ Phổ An có 7 – 8 người bán kẹo dừa đường muỗng. Ai cũng làm từ 3 – 4 mâm kẹo vậy mà bán chừng nửa buổi sáng là hết. Kẹo dừa đường muỗng được làm từ đường muỗng, dừa và chút ít gừng, đậu phụng. Đường muỗng có vị ngọt đậm, thơm ngon, khi kết hợp với dừa sẽ có thêm vị béo, rất thơm ngon. “Chục năm trước, mỗi ngày tôi bán hơn 4 mâm kẹo, khoảng chừng hơn 20kg. Buổi sáng ra chợ bán kẹo, buổi chiều ở nhà làm kẹo, cứ thế mà thấm thoát đã gần 40 năm”, bà Sanh chia sẻ.
Để làm một mâm kẹo đường muỗng mất khoảng 4 tiếng đồng hồ. Làm kẹo dừa đường muỗng rất đơn giản, cơm dừa rửa sạch, cắt mỏng, sau đó rim với đường muỗng. Rim đến khi đường và dừa gần sánh lại thì cho ít gừng và đậu phụng vào. Không cầu kỳ, nhưng kẹo dừa đường muỗng rất thơm ngon, gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ. Ngày xưa, trong giỏ đi chợ của các bà, các mẹ lúc nào cũng có vài túi kẹo dừa đường muỗng để làm quà cho bọn trẻ.
Khoảng 10 năm nay, ở xã Phổ An chỉ còn mỗi bà Sanh làm kẹo dừa đường muỗng. Hằng ngày, bà Sanh đều bưng mâm kẹo chừng 3 – 4kg ra chợ bán. Mỗi túi kẹo to hơn bàn tay người lớn có giá 10 nghìn đồng. Thu nhập từ nghề làm kẹo dừa đường muỗng rất thấp, vì thế để có tiền trang trải cuộc sống, bà Sanh làm thêm bánh ít lá gai, bánh chưng để bán cùng. Bà Sanh trải lòng: “Cũng vì lưu luyến hương vị truyền thống, nên tôi gắn bó chứ thu nhập từ nghề làm kẹo chẳng đáng là bao. Thỉnh thoảng tôi vẫn nhận những đơn đặt hàng từ những khách hàng phương xa. Dù nơi phố thị chẳng thiếu bánh kẹo, nhưng họ vẫn đặt mua những túi kẹo dừa đường muỗng để ăn, để nhớ về hương vị, ký ức của tuổi thơ, điều này khiến tôi cảm thấy vui và có thêm động lực gắn bó với nghề”.
Theo baoquangngai

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm