Giữ gìn di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải

Hồng Đào 172 lượt xem 22 Tháng Năm, 2021

Di tích lịch sử quốc gia Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải được tu bổ, sửa chữa đặc biệt theo quyết định vừa mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ số 746/QĐ-TTg. 

“Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải” là địa điểm nghiên cứu, tìm hiểu, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, giải phóng Tổ quốc cũng như khát vọng hòa bình của dân tộc. Vì vậy, việc bảo tồn và giữ gìn nơi đây càng tăng thêm giá trị của di tích lịch sử quốc gia.

doi bo hien luong 1
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN).

Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Trong đó, xã Hiền Thành, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh) và xã Trung Hải (huyện Gio Linh), tỉnh Quảng Trị thuộc phạm vi, quy mô nghiên cứu có diện tích 120 ha (đã bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên).

Việc khảo sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, tổng hợp dữ liệu, số liệu, thông tin lịch sử, văn hóa, kinh tế – xã hội liên quan đến di tích; đo, vẽ bổ sung các hạng mục kiến trúc, cảnh quan di tích; khảo sát đo đạc địa hình phạm vi quy hoạch; đánh giá hiện trạng kỹ thuật của các công trình là một trong những nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch.

Bên cạnh đó, đánh giá thêm mối liên hệ của di tích trong hệ thống các di tích kháng chiến chống Mỹ của tỉnh Quảng Trị, vai trò của di tích trong mối liên hệ vùng về lịch sử, địa thế, cảnh quan; đánh giá thực trạng quản lý, hiệu quả và các nguyên nhân ảnh hưởng. Ngoài ra, còn xác định đặc trưng, nhận diện yếu tố cấu thành, cấu trúc không gian cảnh quan và các giá trị tiêu biểu khác của di tích; những hạn chế, khó khăn và các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Về định hướng quy hoạch bảo quản, tu sửa, phục hồi di tích, bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố đặc biệt, đặc trưng của di tích. Bảo tồn không gian lịch sử phải hòa hợp với cảnh quan xung quanh; đưa ra các nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; lập danh mục các di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, phục hồi.

Theo A. Dương (TTV)

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm