Giữ gìn di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải

Hồng Đào 237 lượt xem 22 Tháng Năm, 2021

Di tích lịch sử quốc gia Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải được tu bổ, sửa chữa đặc biệt theo quyết định vừa mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ số 746/QĐ-TTg. 

“Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải” là địa điểm nghiên cứu, tìm hiểu, giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, giải phóng Tổ quốc cũng như khát vọng hòa bình của dân tộc. Vì vậy, việc bảo tồn và giữ gìn nơi đây càng tăng thêm giá trị của di tích lịch sử quốc gia.

doi bo hien luong 1
Cụm di tích đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN).

Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị. Trong đó, xã Hiền Thành, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Linh) và xã Trung Hải (huyện Gio Linh), tỉnh Quảng Trị thuộc phạm vi, quy mô nghiên cứu có diện tích 120 ha (đã bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên).

Việc khảo sát, điều tra, sưu tầm tài liệu, tổng hợp dữ liệu, số liệu, thông tin lịch sử, văn hóa, kinh tế – xã hội liên quan đến di tích; đo, vẽ bổ sung các hạng mục kiến trúc, cảnh quan di tích; khảo sát đo đạc địa hình phạm vi quy hoạch; đánh giá hiện trạng kỹ thuật của các công trình là một trong những nội dung của nhiệm vụ lập quy hoạch.

Bên cạnh đó, đánh giá thêm mối liên hệ của di tích trong hệ thống các di tích kháng chiến chống Mỹ của tỉnh Quảng Trị, vai trò của di tích trong mối liên hệ vùng về lịch sử, địa thế, cảnh quan; đánh giá thực trạng quản lý, hiệu quả và các nguyên nhân ảnh hưởng. Ngoài ra, còn xác định đặc trưng, nhận diện yếu tố cấu thành, cấu trúc không gian cảnh quan và các giá trị tiêu biểu khác của di tích; những hạn chế, khó khăn và các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Về định hướng quy hoạch bảo quản, tu sửa, phục hồi di tích, bảo đảm giữ gìn tối đa các yếu tố đặc biệt, đặc trưng của di tích. Bảo tồn không gian lịch sử phải hòa hợp với cảnh quan xung quanh; đưa ra các nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; lập danh mục các di tích cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, phục hồi.

Theo A. Dương (TTV)

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm