Giải pháp đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hồng Đào 135 lượt xem 2 Tháng Năm, 2021

Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Quảng Ngãi xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt mục tiêu này, theo các chuyên gia kinh tế, du lịch, lãnh đạo các địa phương, thì tỉnh cần đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá. 

quang ngai 1
Khu du lịch sinh thái Suối Chí (Nghĩa Hành) là điểm đến hấp dẫn của du khách trong mùa nắng nóng. Ảnh: H.ANH

Phát triển chưa tương xứng tiềm năng 

Đánh giá về ngành du lịch Quảng Ngãi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, TS.Nguyễn Anh Tuấn nhìn nhận: Quảng Ngãi hội đủ điều kiện để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế thế mạnh. Tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đa dạng, đặc sắc. Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch của tỉnh thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có.

Theo TS.Nguyễn Anh Tuấn, giai đoạn đến, Quảng Ngãi cần có những đột phá về chính sách để phát triển du lịch, xem đây là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Cần tăng cường đầu tư công, ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, Quảng Ngãi cần tăng cường khai thác, phát triển sản phẩm du lịch, chủ đạo là du lịch biển, đảo gồm Lý Sơn, Mỹ Khê, Sa Huỳnh và một số bãi biển ở các địa phương. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch xanh… nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị di tích, di sản văn hóa đặc trưng.
TS.Nguyễn Thị Huyền – Trường Đại học Phạm Văn Đồng thì cho rằng, nguồn nhân lực được đào tạo đúng chuyên môn du lịch tại Quảng Ngãi còn hạn chế. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch, bên cạnh sự nỗ lực của cơ sở đào tạo thì cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, của doanh nghiệp du lịch.
“Quảng Ngãi cần có cơ chế khuyến khích các cơ sở đào tạo mở rộng quy mô, đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn kết công tác đào tạo với kế hoạch sử dụng lao động của từng địa phương trong tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức lại lao động một cách khoa học, cải thiện thu nhập, có chính sách khuyến khích giữ nguồn nhân lực chất lượng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch…”, TS. Nguyễn Thị Huyền nêu giải pháp.
Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Bàn về giải pháp đưa du lịch Quảng Ngãi “cất cánh”, đại diện Công ty Viettravel Đặng Như Đà Thành đánh giá: Hạ tầng du lịch, giao thông Quảng Ngãi hiện còn rất hạn chế. Đường dẫn vào TP. Quảng Ngãi rất hẹp và xấu… Quảng Ngãi cần đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ hơn. Trong khi đó, Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Gò Cỏ Nguyễn Thị Diễm Kiều đề nghị: Trong giai đoạn đến, tỉnh cần xây dựng thí điểm mô hình du lịch cộng đồng. Tại Làng du lịch Gò Cỏ, doanh nghiệp mong muốn Nhà nước đầu tư đường giao thông dẫn vào mô hình du lịch và bãi đổ xe, hỗ trợ nước sạch vùng Gò Cỏ…
Chia sẻ về lợi thế phát triển du lịch biển đảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Lê Văn Ninh nêu giải pháp: “Trong 5 năm đến, để Lý Sơn đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, thì cần thiết phải tiếp tục nâng cấp hạ tầng du lịch, chỉnh trang lại đường phố, trồng thêm cây xanh, cung cấp đủ nước ngọt và giải quyết tốt về vấn đề môi trường”.
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh nhận định: So với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung, thì du lịch Quảng Ngãi đang thua sút khá nhiều. Do đó, trong giai đoạn đến, Quảng Ngãi sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Việc phát triển du lịch không phải ở cấp, ngành nào, mà đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân cùng chung tay thực hiện, từ đó xây dựng Quảng Ngãi là điểm đến an toàn, thân thiện.
“Tỉnh sẽ ban hành nghị quyết mới về phát triển du lịch, giai đoạn 2021 – 2025. Huy động, khai thác nguồn lực ngoài nhà nước từ các doanh nghiệp tư nhân để tham gia vào phát triển du lịch. Trong đó, tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, nhất là trong các khu, điểm du lịch và kết nối các khu, điểm du lịch với nhau. Cùng với đó, Quảng Ngãi sẽ kêu gọi và tạo điều kiện để phát triển các dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch lớn; xây dựng các khách sạn 5 sao trở lên…”, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh nhấn mạnh.
Theo Báo Quãng Ngãi

 

Bài viết cùng chủ đề:

    1 8

    Huế là một trong những “viên ngọc ẩn” của châu Á

    Đó là những gì trang web Yahoo! Finance đánh giá về Huế và đề xuất thành phố cổ kính của Việt Nam là một trong 20 điểm đến hấp dẫn để khám phá ở châu Á. Theo Yahoo! Finance mô tả, về cơ bản, du lịch được thúc đẩy bởi mong muốn vốn có của...
    1

    Những cây di sản ở xã Hải Bắc

    Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, xã Hải Bắc (Hải Hậu) vẫn lưu giữ được nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Những cây di sản nơi đây không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị...
    22

    Những “báu vật” ở Cánh cung Bắc Sơn

    Giá trị đặc sắc về khảo cổ, lịch sử, văn hóa, địa mạo – địa chất ở Cánh cung Bắc Sơn không chỉ được giới khoa học ví “báu vật” mà còn là “chìa khóa” để tỉnh Lạng Sơn phát triển du lịch xung quanh công viên địa chất toàn cầu trong tương lai.  Công...
    1 16

    Đệ trình nghệ thuật Chèo là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

    PTT Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Chèo” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày 29/3, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2082 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng...
    10 2

    Cổng làng góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống trên Cao nguyên đá

    Với trên 90% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, thời gian qua, huyện Đồng Văn đã nỗ lực thực hiện đúng, hiệu quả định hướng của tỉnh trong việc “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc, xây dựng con người Hà Giang...

Được quan tâm