Giải mã các bức tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích

Trần Hùng 331 lượt xem 20 Tháng Tư, 2021

Hệ thống tượng linh thú đá thời Lý kết hợp với nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ cùng thời đã tạo nên nét cổ kính, độc đáo hiếm có của chùa Phật Tích, ngôi chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Linh thu chua Phat Tich 01

Nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chùa Phật Tích là một ngôi chùa cổ được xây từ thời Lý (năm 1057). Trong các hiện vật cổ còn được lưu giữ ở chùa có bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý.

Linh thu chua Phat Tich 02

10 linh thú chùa Phật Tích gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.

Linh thu chua Phat Tich 03

Theo văn bia “Vạn Phúc đại thiền tự bi” dựng năm 1686 nói về việc xây chùa Phật Tích thì các bức tượng này được tạc cùng thời điểm xây dựng chùa. Trên bia có đoạn khắc: “Điện ấy đã rộng, lại to, sáng sủa và lớn. Trên bậc thềm đằng trước có bày 10 con thú, phía sau có ao rồng…”.

Linh thu chua Phat Tich 04

Đây là những hiện vật gốc, độc bản, không tìm thấy tác phẩm tương tự ở bất cứ đâu. 9 trong 10 được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối, trừ một tượng trâu được ghép từ hai khối đá.

Linh thu chua Phat Tich 05

Dàn tượng linh thú cổ có cao khá đồng đều, khoảng 1,2m, chiều dài từ 1,5-1,8m, được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và rất sinh động.

Linh thu chua Phat Tich 06

Mỗi linh thú được đặt trên một bệ đá dài 1,7m, rộng 0,8m và cao 0,36m. Mặt trên của bệ đá tạc nổi hình cánh hoa sen cách điệu.

Linh thu chua Phat Tich 07

Do nền đất cũ thấp, hiện tại các tượng linh thú đã được tôn bằng bệ đá cao thêm khoảng 20cm, vị trí đặt không thay đổi.

Linh thu chua Phat Tich 08

Mỗi linh thú lại được tạo hình với những nét đặc sắc riêng, trong đó tượng sư tử có nhiều nét khác biệt với các linh thú còn lại. Tư thế sư tử không phủ phục hoàn toàn mà hơi nhoài về phía trước, đầu quay sang lối vào Tam bảo.

Linh thu chua Phat Tich 09

Đầu sư tử mang nét biểu cảm thú vị với miệng ngoác rộng như đang gầm, được chạm khắc chi tiết đến từng chiếc răng và có cả một chiếc lưỡi uốn cong.

Linh thu chua Phat Tich 10

Voi và tê giác có đầu hướng về phía trước, trong khi đầu trâu và ngựa nghiêng sang một bên.

Linh thu chua Phat Tich 11

Phần tai ngựa, đuôi, tai và và sừng trâu được làm rời rồi lắp ghép vào thân qua mộng.

Linh thu chua Phat Tich 12

Mình của tê giác được chạm hình vẩy hình tròn, đều tăm tắp như vẩy cá.

Linh thu chua Phat Tich 13

Vào năm 1952, thực dân Pháp chiếm đóng chùa Phật Tích đã phá hủy hoàn toàn kiến trúc ngôi chùa khiến 10 linh thú cũng bị ảnh hưởng. Hư hại nặng nhất là tượng trâu bên trái Tam Bảo bị mất sừng và mặt.

Linh thu chua Phat Tich 14

Tượng voi bên phải Tam Bảo bị mất ngà và vòi.

Linh thu chua Phat Tich 15

Các tượng trâu và ngựa còn lại cũng bị mất đuôi, tai và sừng nên tương đối khó để nhận dạng con vật.

Linh thu chua Phat Tich 16

Theo các nhà nghiên cứu, việc đặt tượng các con vật này ở chùa Phật Tích thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo thời cổ, đó là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài.

Linh thu chua Phat Tich 17

Các linh thú ở chùa Phật tích đều có trong điển tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp.

Linh thu chua Phat Tich 18

Cụ thể, sư tử biểu tượng của sức mạnh bảo hộ Phật pháp, thường được đặt hai bên lối vào chùa chiền.

Linh thu chua Phat Tich 19

Voi được coi là biểu tượng của sức mạnh thể chất và tâm thức, cũng như trách nhiệm và tính chân thật.

Linh thu chua Phat Tich 20

Tê giác là biểu tượng cho những người tu hành kiên trì cho đến ngày giải thoát.

Linh thu chua Phat Tich 21

Ngựa là biểu tượng cho năng lượng và sự nỗ lực trong việc hành Phật pháp, là phương tiện di chuyển của tâm.

Linh thu chua Phat Tich 22

Trâu mang ý nghĩa của sự giải thoát tự nhiên, tự tại trong thế giới của Phật.

Linh thu chua Phat Tich 23

Có thể nói, hệ thống tượng linh thú đá kết hợp với nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ cùng thời đã tạo nên nét cổ kính, độc đáo hiếm có của chùa Phật Tích, ngôi chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Linh thu chua Phat Tich 24

Ngoài ra, các hiện vật cũng cho thấy sự phong phú về đề tài cũng như chủ đề sáng tác trong mỹ thuật Phật giáo thời Lý nói riêng, lịch sử mỹ thuật Phật giáo Việt Nam nói chung.

Linh thu chua Phat Tich 25

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, bộ tượng 10 linh thú của chùa Phật Tích đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2017.

Theo kienthuc

Bài viết cùng chủ đề:

    1 1

    Qua miền di sản

    Mưa phùn lất phất trên những con phố vắng của cố đô. Đây là lần đầu tiên tôi đến nơi đây vào mùa xuân, khi Huế đẹp nhất. Người ta bảo Huế nhỏ thôi, chỉ có vài con đường dẫn đến những địa điểm nổi tiếng với những di sản văn hóa thế giới. Huế...
    4 18

    Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở Hóc Môn

    Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến “săn” ảnh trong thời gian gần đây. Nhìn từ trên cao, những ao rau nhút hiện lên xanh mướt, đầy ấn tượng. Những ao rau nhút xanh mướt với góc nhìn từ trên...
    1 24 e1713856277832

    Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia

    Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia. Theo báo cáo của UBND huyện Hà Trung, khu vực mỏ đá vôi núi Đụn, xã Hà Long...
    1 23

    Xanh mướt mùa thu hoạch cỏ bàng ở Phò Trạch, Huế

    Cứ đến tháng 3 âm lịch, dân làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào mùa thu hoạch cỏ bàng, nhúng nước, phơi khô để làm các sản phẩm từ cỏ bàng thuần bằng phương pháp thủ công. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50km về hướng Bắc là làng Phò...
    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...

Được quan tâm