Giá cước vận chuyển container tăng đột biến

Huyền Linh 152 lượt xem 5 Tháng Một, 2024

Căng thẳng trên tuyến đường vận tải qua Biển Đỏ gia tăng sau khi Maersk, hãng vận tải biển lớn thứ hai thế giới, hôm thứ Ba (2/1) cho biết họ sẽ đình chỉ vô thời hạn các chuyến đi qua Biển Đỏ và định tuyến lại các tàu quanh Mũi Hảo Vọng của Châu Phi.

b

Các cuộc tấn công ở Biển Đỏ vẫn tiếp tục làm gia tăng các vấn đề liên quan đến chuỗi ung ứng.

Maersk đã có 38 tàu dự kiến đi qua Biển Đỏ trên đường đến châu Âu và Bờ Đông nước Mỹ, cùng với 25 tàu khác có tuyến đường được dán nhãn “đang được xác định”. Những tàu kể từ ngày 2/1 có lẽ sẽ đi tuyến đường dài hơn.

Giá cước phí và phụ phí đang tăng nhanh, và chi phí vận chuyển cũng tăng do mức tiêu thụ nhiên liệu tăng bởi các chuyến đi kéo dài lâu hơn, cũng như các chi phí khác (sẽ được tiết kiệm nếu đi qua kênh đào). Trong khi đó, khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng quý có thể bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian tới do các tàu phải chuyển hướng.

Trong khi đó, Tết nguyên đán đang đến gần, các nhà máy Trung Quốc đang làm việc suốt ngày đêm trước kỳ nghỉ Tết cổ truyền kéo dài một tuần vào tháng 2, là giai đoạn các chuyến tàu thường bận rộn hơn bình thường.

Đối với các nhà nhập khẩu hàng hóa, tương lai đang dần hiện rõ: chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn và thời gian trì hoãn kéo dài hơn. Đối với lợi nhuận của hãng tàu, triển vọng ngày càng lạc quan, nhưng rủi ro cũng gia tăng.

c

Tuyến vận tải qua Biển Đỏ.

Các chỉ số giá giao ngay khác nhau sử dụng các phương pháp khác nhau và đưa ra các đánh giá cước phí khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến cùng một xu hướng tăng vọt.

Chỉ số vận tải container Thượng Hải (SCFI) tăng vọt 40% trong tuần kết thúc vào thứ Sáu (29/12/2023), lên 1.760 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2022. SCFI đã tăng hơn gấp đôi kể từ tháng 10/2023.

Nguồn tin Linerlytica mới đây cho hay tuần gần đây nhất đánh dấu lần thứ 4 kể từ năm 2009, SCFI tăng 40% trở lên chỉ trong một tuần. “Tất cả các tuyến đường dài đều ghi nhận mức tăng cước mạnh, dẫn đầu là các tuyến Á – Âu, với mức cước tăng dự kiến sẽ duy trì đến cuối tháng 1 và tháng 2/2024 do tải trọng sẽ tiếp tục bị hạn chế trong 6 tuần tới” vì các tàu đã chuyển hướng và xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục tăng, Linerlytica cho biết.

Platts, một bộ phận của S&P Global (SPGI), hôm 2/1 công bố giá giao ngay trên tuyến Bắc Á – Địa Trung Hải ở mức 5.000 USD/FEU (đơn vị tương đương 40 foot), cao hơn gấp đôi mức giá 2.300 USD/FEU vào ngày 26 tháng 12 và cao hơn gấp ba lần mức 1.600 USD hồi đầu tháng 12.

Platts hôm 2/1 báo giá giá cước Bắc Á – Bắc Âu ở mức 4.500 USD/ngày, tăng 150% so với ngày 26 tháng 12 và tăng 221% so với ngày 1 tháng 12.

d

Platts báo giá cước vận tải các tuyến tăng mạnh.

Hầu hết các dịch vụ vận tải Châu Á – Bờ Đông nước Mỹ đã được định tuyến lại từ Kênh Panama sang Kênh Suez do hạn hán ở Panama, có nghĩa là các cuộc tấn công ở Biển Đỏ cũng đang ảnh hưởng đến giá cước trên tuyến này (12% thương mại toàn cầu đi qua kênh Suez). Và mặc dù các dịch vụ vậy chuyển giữa châu Á – Bờ Tây nước Mỹ không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng cũng đang chịu tác động lây lan, theo dữ liệu của Platts.

Platts báo cước vận chuyển Đông Nam Á – Bờ Đông Mỹ ở mức 4.100 USD/FEU, tăng 86% kể từ đầu tháng 12, và Đông Nam Á – Bờ Tây nước Mỹ ở mức 2.900 USD/FEU, tăng 81%.

Hãng này báo giá cước tuyến Bắc Á – Bờ Đông nước Mỹ ở mức 3.800 USD/FEU, tăng 65% so với đầu tháng 12, và Bắc Á – Bờ Tây nước Mỹ ở mức 2.800 USD/FEU, tăng 78%.

Xeneta theo dõi cả cước phí ngắn hạn (giao ngay) và dài hạn (hợp đồng). Theo dữ liệu của hãng này, giá cước ngắn hạn trung bình trên tuyến Viễn Đông – Địa Trung Hải đã lên tới 3.589 USD/FEU vào ngày 2/1, tương đương tăng vọt 48% chỉ trong vài ngày qua.

Giá cước trung bình ngắn hạn trên tuyến đường này hiện cao hơn gấp đôi so với giá cước dài hạn trung bình trong ba tháng qua – là 1.504 USD/FEU.

e

Xeneta báo cước vận tải tăng mạnh.

Thời gian tăng thêm và rủi ro của hành trình đã khiến giá cước vận chuyển tăng cao. Chỉ số hàng ngày Freightos Baltic (FBX) cũng cho thấy tác động rất lớn từ sự gián đoạn vận chuyển ở Biển Đỏ. Hôm 2/1, cước FBX Trung Quốc – Địa Trung Hải ở mức 5.175 USD/FEU, tăng 80% so với ngày hôm trước và cao hơn 2,6 lần so với đầu tháng 12. Cước từ châu Á đến châu Âu đã tăng gần gấp đôi kể từ giữa tháng 12 lên hơn 4.000 USD/ FEU.

f

FreightWaves SONAR báo cước vận tải giao ngay (ĐVT: USD/FEU).

Theo các nhà quản lý hậu cần, việc cước phí vận tải tăng mạnh đã tạo ra một cơn bão nhiều phía cho thương mại toàn cầu: Giá cước vận chuyển tăng hàng ngày, phụ phí bổ sung, thời gian vận chuyển dài hơn và mối đe dọa rằng các chuyến hàng dự kiến giao vào mùa xuân và mùa hè sẽ bị trễ do các tàu đến Trung Quốc muộn khi họ phải đi chặng đường dài vòng quanh Mũi Hảo Vọng của Nam Phi.

Larry Lindsey, giám đốc điều hành của công ty tư vấn kinh tế toàn cầu Lindsey Group, cho biết: “Áp lực chuỗi cung ứng gây ra phần lạm phát ‘tạm thời” vào năm 2022 có thể sắp quay trở lại nếu các vấn đề ở Biển Đỏ và Ấn Độ Dương tiếp diễn”. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và các ngân hàng trung ương khác vẫn đang phải chống chọi với tình trạng lạm phát cao bằng giữ lãi suất ở mức cao.

Tham khảo: Freightwaves, Cnbv

Theo NHỊP SỐNG THỊ TRƯỜNG

Bài viết cùng chủ đề:

Được quan tâm