Gấp rút ‘cứu nguy’ vườn thơ Châu Hương Viên xứ Huế

Trần Hùng 145 lượt xem 12 Tháng Sáu, 2021

Liên quan di tích Châu Hương Viên (Huế) xuống cấp nghiêm trọng, chưa được tôn tạo, sửa chữa kịp thời, ngay sau khi Tiền Phong thông tin về tình trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ đã trực tiếp thị sát, có văn bản chỉ đạo các sở, ngành gấp rút “cứu nguy”.

21 2
Sau khi được công nhận di tích, Châu Hương Viên vẫn là phế tích.

Sáng 11/6, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, thông tin: Vừa trực tiếp kiểm tra tình hình di tích Ưng Bình ở Châu Hương Viên và có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan gấp rút có giải pháp về tài chính, đầu tư, giải pháp tôn tạo để phục hồi, trùng tu di tích lịch sử văn hóa được xem rất có ý nghĩa đặc biệt đối với di sản ca Huế này…

22 1
Châu Hương Viên sắp được “cứu nguy” từ kiểm tra, chỉ đạo trùng tu của Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế Phan Ngọc Thọ.

Trước đó, trên Tiền Phong ngày 4/6/2021 đăng bài: “Khu vườn thơ Châu Hương Viên: Di tích hay phế tích?” đề cập đến một địa chỉ văn hóa đặc biệt xứ Huế là Châu Hương Viên – khu vườn thơ từng ghi dấu Vĩ Hương thi xã và Hương Bình thi xã, nơi gắn bó tên tuổi danh nhân xứ Huế Ưng Bình Thúc Giạ Thị được công nhận di tích lịch sử gần 2 năm trước.

Kể từ khi trở thành di tích, nơi đây vẫn trong tình trạng phế tích và đằng đẵng nỗi xót chờ được tu bổ, hoặc chờ sập đổ.

Sau khi Tiền Phong thông tin, đến ngày 8/6, trong chuyến khảo sát, kiểm tra di tích Ưng Bình ở Châu Hương Viên, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ để tiến hành bảo tồn, tu bổ di tích này.

24 1
Nơi đây được công nhận di tích từ cuối năm 2019.

23 1

Đây là công trình đã được HĐND tỉnh TT-Huế thống nhất chủ trương đầu tư. Dự án sẽ hạ giải toàn bộ di tích Châu Hương Viên hiện nay, thực hiện chống mối mọt; tu bổ, tôn tạo và phục dựng toàn bộ di tích.

Đồng thời, dự án cũng cải tạo, nâng cấp các hạng mục phụ trợ như khu vệ sinh, sân vườn, hệ thống cấp thoát nước, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, chống sét, thiết bị an ninh theo tiêu chuẩn…

26
Tình trạng Châu Hương Viên thật xót xa.

25

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã yêu cầu Sở Văn hóa-Thể thao TT-Huế phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kỹ lưỡng dự án. Việc bảo tồn, tu bổ Châu Hương Viên sẽ là một dấu ấn quan trọng trong công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của Cố đô Huế nói chung và di sản ca Huế nói riêng.

Trong đề án xây dựng, phát huy di sản, đưa ca Huế trở thành một sản phẩm văn hóa du lịch đặc sắc, sẽ xây dựng Châu Hương Viên thành một địa điểm quan trọng để bảo tồn, vinh danh và phát huy giá trị của ca Huế.

27
Phần mái sau ngôi nhà đã hư hỏng, rơi rụng gần hết.
28
Hiên trước ngôi nhà cũng trong tình trạng tương tự.

Không dừng lại ở đó, đến ngày 9/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã ký ban hành Công văn số 4929/UBND-XDCB chỉ đạo các các sở, ngành khẩn trương triển khai thực hiện công trình bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên.

Theo đó, để sớm triển khai thực hiện công trình nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên; trên cơ sở buổi kiểm tra thực địa di tích với Thủ trưởng các ngành, địa phương vào ngày 8/6/2021, Chủ tịch Phan Ngọc Thọ giao Bảo tàng Lịch sử TT-Huế làm chủ đầu tư, khẩn trương phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật công trình, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định; hoàn thành trước ngày 20/6/2021.

29 30

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương rà soát, tham mưu đề xuất bố trí nguồn vốn triển khai thực hiện công trình, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20/6/2021.

Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp UBND thành phố Huế, UBND huyện Phú Vang và các đơn vị liên quan rà soát, củng cố hồ sơ, tư liệu, đánh giá hiện trạng khu vực di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên để nghiên cứu, khoanh vùng khu vực bảo vệ, đề xuất phương án giải phóng mặt bằng chống lấn chiếm di tích; báo cáo UBND tỉnh trong tháng 6/2021.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế – kỹ thuật công trình đảm bảo theo mốc thời gian yêu cầu nêu trên.

Theo Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm