Du lịch Hà Nội nhận “trái ngọt” ngay từ đầu năm

Huyền Linh 169 lượt xem 30 Tháng Một, 2024

Du lịch Hà Nội đạt kết quả khả quan ngay trong tháng đầu tiên của năm 2024. Ước tính tổng khách du lịch đến Hà Nội trong tháng đầu năm 2024 đạt 2,11 triệu lượt khách, tăng 20,5% so cùng kỳ năm 2023.

Trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt trên 560.00 lượt, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa đạt 1,55 triệu lượt, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8,777 nghìn tỷ đồng, tăng 41,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Lượng khách tăng cao kéo theo công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 60,8%, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả trên là nhờ ngành du lịch Thủ đô cùng các địa phương đã triển khai hiệu quả hàng loạt chương trình thu hút khách du lịch, đặc biệt là đợt cao điểm Tết Dương lịch vừa qua.

Năm 2024, ngành du lịch Hà Nội đặt mục tiêu  đón 26,5 triệu lượt khách, tăng 10,4% so với năm 2023. Để tăng sức hút cho du lịch Thủ đô, ngay sau Tết Giáp Thìn, Sở Du lịch Hà Nội sẽ triển khai tổ chức chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 – Get on Hà Nội 2024” và Chương trình Du xuân hữu nghị 2024.

1 14
Khách du lịch quốc tế tới Hà Nội trong tháng đầu năm ước đạt trên 560.00 lượt, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Đây là hoạt động thường niên, tạo điểm nhấn cho du lịch Thủ đô với du khách trong nước và quốc tế ngay từ đầu năm. Trong đó, chương trình “Du lịch Hà Nội chào 2024 – Get on Hà Nội 2024” không chỉ là khởi động cho du lịch Hà Nội mà còn giới thiệu những chuỗi sự kiện điểm nhấn của du lịch Thủ đô trong năm 2024.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, trong năm 2024, Sở Du lịch Hà Nội sẽ đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh, thành phố phát triển tuyến, sản phẩm du lịch liên kết theo từng nhóm sản phẩm thế mạnh, có tính bổ trợ lẫn nhau, nhất là liên kết với các địa phương phát triển tuyến du lịch văn hóa tâm linh Hà Nội – Hà Nam – Ninh Bình, tuyến du lịch khám phá, trải nghiệm Hà Nội – Sơn La, Hà Nội – Lào Cai – Lai Châu.

Đồng thời phát triển nhiều sản phẩm du lịch trải nghiệm mới gắn với di sản – di tích, làng nghề theo tuyến Trung tâm Hà Nội – Thanh Trì – Thường Tín – Phú Xuyên; tuyến trung tâm Hà Nội – Thanh Oai – Ứng Hòa – Mỹ Đức; tuyến Trung tâm Hà Nội – Sơn Tây – Ba Vì; đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch đường sông, kết nối các điểm đến du lịch dọc khu vực sông Hồng, sông Đuống.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Bài viết cùng chủ đề:

    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...
    12

    Nam Định – vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử

    Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu… Nơi có...
    30 1

    Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh

     Quảng Nam sẽ tổ chức lễ hội quốc tế lớn nhất về sâm Ngọc Linh góp phần đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất sâm có thể cạnh tranh ngang với Hàn Quốc. Theo kế hoạch, các hoạt động chính của lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 3/8/2025 tại thành phố...
    2

    Nghề ‘phơi nắng’ ở Sa Huỳnh và ngôi miếu cổ huyền bí

    Cạnh đồng muối Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) có ngôi miếu cổ được xây dựng từ sự chung sức, đồng lòng của diêm dân địa phương. Đây là nơi thờ cúng ông tổ nghề muối ở Sa Huỳnh. “Nghe ông bà kể lại, ngôi miếu này được xây dựng hàng trăm năm trước nhưng do...

Được quan tâm