Dự án Khu nhà ở phục vụ Khu Công nghiệp Đồng Văn II: Cần sự phán xét minh bạch, đúng luật của cấp có thẩm quyền

Trần Hùng 128 lượt xem 25 Tháng Tám, 2021

“Bên B” là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam đại diện là ông Trần Anh Tuấn và cá nhân ông Trần Anh Tuấn không thanh toán đủ tiền cho “bên A”, cố tình không thực hiện quy định tại (Điều 2,4,5,11,12 và Điều 7 về quyền và nghĩa vụ của “bên B” đã quy định tại của Hợp đồng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP.

Đó là khẳng định của ông Phạm Văn Ảnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn ATA với PV báo Phụ nữ Thủ đô về các vấn đề liên quan chủ sở hữu “công ty con” – Công ty CP phát triển Hà Nam và Dự án Khu nhà ở phục vụ Khu Công nghiệp Đồng Văn II.

61
Đại diện Tập đoàn ATA còn phản ánh, thời gian qua, UBND tỉnh Hà Nam đã cho thanh tra và ban hành Kết luận thanh tra số 112/KLTT-UBND, ngày 18/1/2016, xác định: “Dự án phải thực hiện theo phê duyệt quy hoạch ban đầu tại Quyết định số 797/QĐ-UB, ngày 16/6/2004 do Công ty ATA là chủ sở hữu và Công ty Hà Nam đại diện chủ đầu tư”…

Ông Phạm Văn Ảnh cho rằng, chủ thể của dự án là tổ chức – chủ sở hữu gồm 03 đối tượng: Tập thể cổ đông, pháp nhân thương mại Công ty CP Tập đoàn ATA và cá nhân ông Phạm Văn Ảnh, chức vụ Chủ tịch HĐQT do 100% cổ đông bầu làm đại diện. Chủ thể đã xác lập hợp pháp quyền dân sự và “tài sản sở hữu chung – sở hữu trí tuệ, trong quan hệ nội bộ giữa chủ sở hữu với “công ty con” là Công ty CP phát triển Hà Nam tài sản không độc lập và Dự án KCN Đồng Văn II, Khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II” theo phê duyệt chủ đầu tư dự án từ Chính phủ và tỉnh Hà Nam.

Đến thời điểm hiện tại, giữa chủ thể/chủ sở hữu và “công ty con” chưa chuyển nhượng “tài sản giao nội bộ, hạch toán phụ thuộc” bằng hợp đồng, thanh lý hợp đồng; và chủ thể không chuyển giao chuyển nhượng “công ty con tài sản không độc lập và dự án” cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; không bị thu hồi, giữa chủ sở hữu với công ty con không tranh chấp”. “Những nguồn tin cho rằng: “Dự án” đã được chuyển nhượng tuân thủ đúng pháp luật và Công ty CP Tập đoàn ATA hiện không còn bất cứ quyền gì đối với “Dự án?” là những thông tin được nêu khi không có tài liệu, chứng cứ chứng minh, hoàn toàn là những thông tin vu khống, vô căn cứ”- ông Ảnh nhấn mạnh.

Như vậy, có thể thấy rằng, Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP (HĐ 01) “về việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Công ty Hà Nam” dường như là “nút thắt” để đi đến khẳng định của các bên liên quan về quyền sở hữu đối với “Dự án” và “Công ty con”. Theo đó, bản chất của hợp đồng số 01/2007/HĐCNCP, cách thức chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng của hợp đồng này chính là những mối quan tâm cần được làm sáng tỏ.

Dấu hiệu vi phạm của Hợp đồng 01/2007/HĐCNCP?

Liên quan đến nội dung này, ông Phạm Văn Ảnh đã thông tin:

Vào tháng 5/2005, chủ thể tiếp tục mua lại cổ phần chiếm 92,2% vốn Điều lệ tại “công ty con”. Và bà Nguyễn Thị Thương góp cổ phần tương đương 5% vốn điều lệ, ông Hoàng Hải Đường góp cổ phần tương đương 2,8% vốn điều lệ, tổng vốn góp vào “công ty con” chỉ có 45 tỷ VNĐ. Đến ngày 02/04/2007, “công ty con” tiếp tục tăng vốn từ 45 tỷ VNĐ lên 75 tỷ VNĐ tại ĐKKD thay đổi lần 3 ngày 02/04/2007. Tuy nhiên, các cổ đông chưa góp phần vốn tăng theo ĐKKD.

Đến ngày 21/04/2007, giữa “bên A” là ông Phạm Văn Ảnh – Tổng Giám đốc và bà Nguyễn Thị Thương (bên chuyển nhượng – “bên A”), cùng “bên B” là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam đại diện là ông Trần Anh Tuấn và cá nhân ông Trần Anh Tuấn đã “vô ý” ký kết giao dịch dân sự là Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP ngày 21/4/2007. Nội dung của Hợp đồng này là đã chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập.

Tuy nhiên, theo khoản 5, Điều 84, Luật Doanh nghiệp năm 2005, HĐ 01 này được thực hiện khi chưa đủ ba (03) năm, chưa có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông và vi phạm (điều cấm) quy định của luật này.

Điều quan trọng nữa, việc thỏa thuận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đã góp vào Công ty CP phát triển Hà Nam với trị giá là 104.867.500.000 VNĐ chỉ tương đương với dưới 10% giá trị tài sản của chủ thể đã tạo lập hợp pháp tại (công ty con tài sản không độc lập và dự án).

Liên quan đến Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP, đại diện Công ty Cổ phần Hà Nam (“Công ty Hà Nam”) cũng đã gửi mail tới PV báo Phụ nữ Thủ đô khẳng định: “Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP ngày 21/4/2007 (HĐCNCP số 01) được thực hiện đúng quy định của pháp luật, thanh toán đủ tiền chuyển nhượng cổ phần, chịu sự quản lý, đăng ký của tổ chức phát hành cổ phần (Công ty Hà Nam)…” tuy nhiên chỉ là khẳng định xuông mà không cung cấp giấy tờ, văn bản có giá trị pháp lý chứng minh cho khẳng định này.

Nói về việc thanh toán, tiến độ thanh toán HĐ 01 ông Ảnh nhấn mạnh, việc “bên B” không thanh toán đủ tiền cho “bên A”, số tiền chưa trả là 337.000.000 VNĐ, và cố tình không thực hiện quy định tại (Điều 2,4,5,11,12 và Điều 7 về quyền và nghĩa vụ của “bên B” đã quy định tại của Hợp đồng 01), cho nên Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP đã bất hợp pháp, còn vi phạm điều cấm và chưa được hai bên thanh lý. Trong khi “bên A” vẫn là cổ đông tại “công ty con” – Công ty CP phát triển Hà Nam, cho đến khi tên của “bên B” được đăng ký vào Sổ đăng ký cổ đông “công ty con”, theo quy định tại khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2005.

62
Ông Phạm Văn Ảnh khẳng định “bên B” không thanh toán đủ tiền cho “bên A”, số tiền chưa trả là 337.000.000 VNĐ, và cố tình không thực hiện quy định tại (Điều 2,4,5,11,12 và Điều 7 về quyền và nghĩa vụ của “bên B” đã quy định tại của Hợp đồng 01)

Đồng thời ông Ảnh khẳng định: Hiện nay, ông vẫn đương chức Chủ tịch HĐQT “công ty con” – Công ty CP phát triển Hà Nam chưa sửa đổi nội dung Điều lệ, chưa kê khai thông tin cho “bên B” đại diện bên nhận chuyển nhượng vào Sổ đăng ký cổ đông của “công ty con”. Do đó, “bên B” là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam đại diện là ông Trần Anh Tuấn và cá nhân ông Trần Anh Tuấn không có quyền của cổ đông theo quy định tại Điều 79 Luật Doanh nghiệp năm 2005, không có nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại Điều 80 Luật Doanh nghiệp năm 2005; và không có năng lực pháp luật dân sự của cá nhân theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân theo quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015, cho nên “bên B” không có trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo quy định tại Điều 87 Bộ luật Dân sự năm 2015, không có quyền khởi kiện vụ án theo quy định định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2005.

Đặc biệt, theo ông Phạm Văn Ảnh, trong quan hệ nội bộ giữa chủ sở hữu với “công ty con tài sản không độc lập và dự án”, đã xảy ra một số vụ việc (tội phạm), không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên có liên quan, xâm phạm đến quyền dân sự và tài sản của “chủ sở hữu với công ty con và dự án” – xâm phạm quyền cơ bản của con người, không được Hiến pháp và Pháp luật bảo vệ.

Lý giải điều này, ông Ảnh nhìn nhận, giữa “bên A” với “bên B” do vô ý ký kết Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP, không đáp ứng quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, do chủ thể không biết, không họp Đại Hội đồng cổ đông thể hiện ý chí của mình trong việc: “Chấp thuận hợp đồng, giải trình về nội dung hợp đồng tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông và ông Phạm Văn Ảnh là “bên A” có lợi ích liên quan đến các bên trong Hợp đồng chuyển nhượng cố phần số 01/2007/HĐCNCP, không có quyền biểu quyết” theo quy định tại khoản 4 Điều 167 Luật Doanh nghiệp năm 2021/ Khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2005.

Và, “bên A” – Phạm Văn Ảnh, Tổng Giám đốc và bà Nguyễn Thị Thương không phải chủ thể của tài sản, chỉ là đại diện cổ đông chiếm 97,2% vốn Điều lệ “công ty con”, với “bên B” là Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam, ông Trần Anh Tuấn (nay là Công ty CP đầu tư phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam) không có quyền, cùng nhau định đoạt (100%) toàn bộ cổ phần đã góp vào Công ty CP phát triển Hà Nam cho “bên B”, và “bên B” đặt cọc, thanh toán cho “bên A” chưa đúng, đủ – khi Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP, ngày 21/4/2007 bất hợp pháp, vi phạm Điều cấm.

Trên cơ sở đó, bà Nguyễn Thị Thương đại diện “bên A” có nghĩa vụ thượng tôn pháp luật, ngày 01/06/2021 đã ký đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01 vô hiệu từ ngày 21/04/2007, hai bên có trách nhiệm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo luật định.

Cần sự phán xét minh bạch, đúng luật của cấp có thẩm quyền

Sự việc sẽ được khép lại khi “nút thắt” của Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP được tháo bỏ. Tuy nhiên, đến nay “nút thắt” đó vẫn tồn tại vì thiếu sự hợp tác thiện tình từ các bên.

63
Được biết, các vấn đề của Dự án Khu nhà ở phục vụ Khu Công nghiệp Đồng Văn II đang được Tổ công tác liên ngành của Thanh tra Chính phủ xử lý. Tuy nhiên, đến nay, chủ thể chưa nhận được kết luận của Tổ công tác liên ngành theo Quyết định số 294/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ trong việc rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đối với tài sản của chủ thể tại “Dự án”

Theo ông Ảnh, việc chuyển nhượng cổ phần là hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, giả sử Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2007/HĐCNCP được tuyên là hợp pháp thì “bên B” – đại diện là ông Trần Anh Tuấn – chỉ có quyền sở hữu và định đoạt cổ phần. “Nay ông Trần Anh Tuấn và những người giúp sức cố tình xuyên tạc, ám chỉ rằng “bên B” có quyền sở hữu “công ty con tài sản không độc lập và dự án”. Điều này không có căn cứ, trái luật. Bởi quyền “định đoạt, chiếm hữu, sử dụng” công ty con, con dấu và tài sản hình thành trong tương lai tại “Dự án”, đã được UBND tỉnh Hà Nam và Thủ tướng phê duyêt, công nhận kể từ ngày 05/3/2004. Đến nay, giữa chủ sở hữu và “công ty con” chưa chuyển nhượng “tài sản giao nội bộ, hạch toán phụ thuộc” bằng hợp đồng, thanh lý hợp đồng. Chủ thể không chuyển giao, chuyển nhượng “công ty con tài sản không độc lập và dự án” cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào; không bị thu hồi, giữa chủ sở hữu với công ty con không tranh chấp – được “Bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp” theo quy định tại Điều 5 Luật Doanh nghiệp năm 2020” – ông Phạm Văn Ảnh thông tin.

Được biết, các vấn đề của Dự án Khu nhà ở phục vụ Khu Công nghiệp Đồng Văn II đang được Tổ công tác liên ngành của Thanh tra Chính phủ xử lý. Tuy nhiên, đến nay, chủ thể chưa nhận được kết luận của Tổ công tác liên ngành theo Quyết định số 294/QĐ-TTCP của Thanh tra Chính phủ trong việc rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đối với tài sản của chủ thể tại “Dự án”.

Về nội dung này, ông Phạm Văn Ảnh bày tỏ hy vọng Tổ công tác liên ngành theo Quyết định số 294/QĐ-TTCP sau khi rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo đối với tài sản của chủ thể tại “Dự án” sẽ báo cáo Tổng thanh tra Chính phủ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành kết luận thanh tra, khi đó mọi việc sẽ công minh chính đại, thượng tôn pháp luật.

Đồng thời, ông Ảnh cũng mong muốn “vụ án hình sự sẽ được giải quyết dứt điểm: Kiến nghị chuyển hành vi tội phạm ở “những tình tiết đặc biệt” đối với người đứng đầu Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam và xử lý đối với cựu Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch tỉnh Hà Nam Trần Xuân Lộc chủ mưu dùng quyền lực – chiếm đoạt quyền dân sự và tài sản của chủ thể, chủ sở hữu “công ty con tài sản không độc lập”, chỉ đạo em trai là Phó Chủ tịch tỉnh Trần Xuân Dưỡng trực tiếp chiếm đoạt tài sản tại “Dự án”. Đồng thời, kiến nghị Cơ quan An ninh điều tra phục hồi điều tra vụ án hình sự số 02/QĐ-ANĐT, ngày 04/07/2018 – khởi tố bị can đối với cựu Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh– Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam Nguyễn Văn Hợi, đương kim Trưởng phòng ĐKKD Phạm Thị Thu Hà trực tiếp chiếm đoạt, tiêu hủy quyền dân sự của chủ thể tại ĐKKD, giao cho (Trần Anh Tuấn, TNR Holdings Việt Nam) chiếm giữ cùng hưởng lợi”. Ông Ảnh cũng đề nghị truy tố tội phạm đối với đối tượng tội phạm trên, đưa ra xét xử công khai để răn đe kẻ khác, buộc tội phạm trả lại quyền dân sự hợp pháp cho chủ thể sở hữu “công ty con tài sản không độc lập” và “Dự án”, Công ty CP ATA Paint Hà Nam và các hộ dân theo luật định.

Thiết nghĩ, những lùm xùm xoay quanh việc xác định ai là chủ thực sự của “công ty con” và Dự án Khu nhà ở phục vụ Khu Công nghiệp Đồng Văn II đã kéo dài khá lâu, sự việc sẽ được khép lại khi có bản phán xét minh bạch, hợp tình, hợp lý và đúng luật của cấp có thẩm quyền. Do vậy, Báo Phụ nữ Thủ đô kính đề nghị các cấp có thẩm quyền vào cuộc, xác minh và sớm đưa ra kết luận để tháo gỡ những vướng mắc còn tồn tại xoay quanh dự án này nhằm góp phần ổn định an ninh – chính trị; thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Hà Nam trong bối cảnh mới.

Theo Phụ Nữ Thủ Đô

Bài viết cùng chủ đề:

    15

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024: Bệ đỡ cho các dự án thiết thực trong cuộc sống

    Ngày hội khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2024, có chủ đề “Khởi nghiệp xanh – xu hướng phát triển bền vững”, được tổ chức từ ngày 08 – 09/11/2024. Đây là chuỗi sự kiện với nhiều hoạt động, chương trình thiết thực, ấn tượng như: diễn đàn khởi nghiệp (Cama-FORUM), cuộc thi khởi nghiệp...
    13 1

    Nhựa Tiền Phong tặng xe đạp cho học sinh nghèo Hải Phòng

    Nhựa Tiền Phong vừa kết hợp cùng Hội Bảo trợ trao tặng 20 chiếc xe đạp cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn huyện Tiên Lãng và trường THCS Khởi Nghĩa. Trước đó, từ đầu năm 2024, Nhựa Tiền Phong cũng đã phối hợp cùng Hội Bảo trợ người tàn tật và...
    10 2

    Oppo ra mắt tai nghe không dây chống ồn Enco Air4 tại Việt Nam

    Oppo vừa chính thức giới thiệu tại Việt Nam mẫu tai nghe không dây chống ồn thế hệ mới Enco Air4, hứa hẹn mang đến trải nghiệm âm thanh sống động cho người dùng. Oppo Enco Air4 được trang bị nhiều tính năng vượt trội, bao gồm khả năng chống ồn tốt hơn, chất âm ấn...
    5 2

    Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nhà đầu tư bán dẫn

    Việt Nam đã hình thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn với sự tham gia của nhiều đối tác và doanh nghiệp công nghệ cao. Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức với quy mô lớn. Sự kiện do Trung tâm Đổi mới sáng tạo...
    2 7

    Nhựa Tiền Phong tài trợ chính cho Tuần lễ nước Việt Nam 2024

    Với chủ đề “Phát triển ngành nước Việt Nam: An ninh, An toàn, Hiệu quả và Hội nhập”, Tuần lễ nước Việt Nam đã trở thành sự kiện tâm điểm năm 2024 của ngành nước. Chương trình do Hội cấp thoát nước Việt Nam (VWSA) chủ trì tổ chức và được bảo trợ của Bộ...

Được quan tâm