Đôi ‘mắt thần’ bảo vệ vùng biển Đông Bắc Bộ

Huyền Linh 204 lượt xem 19 Tháng Mười Hai, 2023

Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc. Tổng công ty được thành lập từ năm 1955 (cách đây 68 năm), sau 2 ngày Hải Phòng được giải phóng (15/5/1955). Ngay sau đó, đơn vị được giao tiếp nhận và vận hành 2 ngọn hải đăng lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ đó là Hải đăng Long Châu và hải đăng Hòn Dấu.

20
Trạm đèn Hòn Dấu – một trong những ngọn hải đăng lớn nhất miền Bắc (ảnh đơn vị cung cấp).

Từ ngày đầu thành lập, những thế hệ đầu tiên của Tổng công ty đã tìm tòi, học hỏi để ngay lập tức khôi phục, vận hành hệ thống đèn biển, phao và tiêu báo hiệu dẫn đường cho các con tàu trong và ngoài nước ra vào các cảng biển miền Bắc an toàn, đã có những cá nhân được Đảng và Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động.

Trong thời kỳ diễn ra chiến tranh giải phóng đất nước các đèn biển, cửa biển, luồng tàu đều trở thành mục tiêu đánh phá của kẻ địch nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương với chiến trường miền Nam. Các cán bộ công nhân viên của ngành bảo đảm hàng hải với ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm, bất khuất trong việc đảm bảo an toàn giao thông đường biển đã góp phần cùng nhân dân miền Bắc và cả nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến giải phóng đất nước.

21
Trạm đèn biển Long Châu với địa hình chủ yếu là núi đá.

Hiện nay, Xí nghiệp Bảo đảm an toàn hàng hải Đông Bắc Bộ Trực tiếp quản lý vận hành các đèn biển, hệ thống báo hiệu luồng tàu biển, luồng hàng hải vào các cảng biển, phát hiện các chướng ngại vật mới phát sinh trên luồng tàu thuộc phạm vi trách nhiệm hàng hải được phân công từ vùng biển tỉnh Quảng Ninh đến hết vùng biển tỉnh Thái Bình.

Một số đèn biển do đơn vị trực tiếp quản lý gồm: đèn biển Bạch Long Vỹ, Vĩnh Thực, đảo Trần, Cô Tô, Hạ Mai, Long Châu, Hòn Dấu, Diêm Điền, Ba Lạt.

Trung bình tại mỗi trạm đèn thường có từ 10-15 cán bộ công nhân viên. Đa số các trạm đèn đều cách xa đất liền, ở giữa trùng khơi, nên gần như không có người dân sinh sống trên đảo mà chủ yếu là lực lượng biên phòng, và những người gác đèn thuộc xí nghiệp.

Cuộc sống của các cán bộ, công nhân viên các trạm đèn dù còn nhiều khó khăn vất vả như như thiếu rau xanh (ở những trạm đèn có địa hình núi đá như Hạ Mai, Long Châu…), thiếu nước ngọt vào mùa khô, thời tiết khắc nghiệt, xa gia đình nhưng tất cả những cán bộ, công nhân viên của các trạm đèn luôn đoàn kết, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, luôn giữ cho “mắt thần” của biển được sáng. Rất nhiều công nhân đã làm việc, dành toàn bộ tuổi trẻ của mình làm việc tại các trạm đèn này có người 15, 20 năm, thậm chí lâu hơn nữa.

22
Trạm đèn biển Bạch Long Vỹ nguy nga.

Bên cạnh các trạm đèn, xí nghiệp còn quản lý 10 trạm luồng gồm Vạn Gia, Hòn Gai – Cái Lân, Lạch Huyện, kênh Hà Nam, Nam Triệu, Bạch Đằng, Sông Cấm, Vật Cách, Phà Rừng, Sông Chanh. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Tổng công ty, các trạm quản lý luồng đã được đầu tư xây dựng, sửa chữa khang trang, sạch đẹp.

Ngoài việc quản lý các trạm đèn, luồng trên, Xí nghiệp còn được giao nhiệm vụ tổ chức tiếp tế, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì và bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống báo hiệu hàng hải quản lý theo đúng các quy định.

Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải đối với các công trình thi công trên phạm vi thuộc khu vực hàng hải do đơn vị quản lý. Tham gia phối hợp việc tìm kiếm cứu nạn trên biển thuộc phạm vi trách nhiệm hàng hải Xí nghiệp được phân công quản lý.

Đồng thời, xí nghiệp còn phối hợp với các ngành thực hiện công tác bảo đảm an toàn hàng hải, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng thuộc phạm vi trách nhiệm hàng hải quản lý; Bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị và các tài sản được giao quản lý để duy trì và bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tổ chức quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Xí nghiệp. Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc giao.

Theo VNBUSINESS

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm