Đời hồng nhan bạc phận giai nhân được vua Bảo Đại cưng chiều

Trần Thư 155 lượt xem 13 Tháng Bảy, 2021

Bà Lê Thị Phi Ánh là trang tuyệt sắc giai nhân, được Bảo Đại yêu thương, tặng biệt thự sang trọng. Lúc cuối đời, giai nhân được cựu hoàng cưng chiều lại sống trong hoàn cảnh khó khăn và mất trong cô đơn, bệnh tật.

b1 2

Giai nhân Lê Thị Phi Ánh (1925 – 1986) là một trong những người vợ không chính thức Bảo Đại.

b2 1

Bà Lê Thị Phi Ánh sinh ra trong gia đình giàu có, danh giá: anh rể là Phan Văn Giáo, sau làm Thủ hiến Trung Phần; bác ruột là Lê Quang Thiết – phò mã của vua Thành Thái.

b3 1

Sinh thời, bà Lê Thị Phi Ánh được đánh giá cao về nhan sắc: trắng trẻo, cao ráo, mũi cao, mắt sáng và là người đẹp nhất trong bốn cô “phi” của cựu hoàng Bảo Đại.

b4

Khi gặp Phi Ánh, Bảo Đại phải lòng ngay, hai người sau đó nhanh chóng thành đôi.

b5

Dù không được tổ chức lễ cưới chính thức nhưng bà Lê Thị Phi Ánh rất được vua Bảo Đại yêu thương. Ngoài thời gian làm việc tại Dinh I (cách đó 3 km), vua Bảo Đại thường lui tới và dành thời gian ở bên cạnh bà.

b6

Tuy nhiên, bà Phi Ánh không dự những buổi tiếp tân, không được gần gũi với bà Thái hậu, không lên Buôn Ma Thuột để cùng đi săn thú với Bảo Đại như “Thứ phi” Bùi Mộng Điệp.

b7

Cũng trong thời gian sinh sống tại đây, bà Phi Ánh và vua Bảo Đại có với nhau hai người con chung đó là con gái Nguyễn Phúc Phương Minh (sinh năm 1950) và con trai Nguyễn Phúc Bảo Ân (sinh năm 1951).

b8

Tuy nhiên, những ngày hạnh phúc của bà Phi Ánh không kéo dài. Khi vua Bảo Đại bị phế truất (sau đó sang Pháp), nhà cửa, tài sản của bà Phi Ánh bị tịch thu, gia đình ly tán, bà phải dẫn các con về Sài Gòn sinh sống.

b9

Theo lời kể của ông Nguyễn Phúc Bảo Ân (ảnh), sau ngày vua Bảo Đại bị phế truất, nhiều biệt thự của bà Phi Ánh bị tịch thu, bà và người nhà được lệnh ra khỏi nhà trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nhiều người đã đến đục tường ngôi nhà vì nghi có của cải cải cất giấu.

b10

Bà con, ngay cả bên gia đình của bà Phi Ánh cũng “ngại” chứa chấp mẹ con bà, ba mẹ con phải ở nhà thuê, rày đây mai đó. Trong hoàn cảnh này, bà Phi Ánh đành phải bước thêm bước nữa. Khi nghe bà Phi Ánh đi lấy chồng, theo đề nghị của nhiều người thân thuộc trong Hoàng Tộc, bà Từ Cung (ảnh) đem Bảo Ân về Huế ăn học.

b11

Sau này, người chồng thứ 2 của bà cũng đi định cư ở nước ngoài. Bà Phi Ánh qua đời trong cảnh cô đơn vào cuối năm 1986 tại Sài Gòn. Bà mất ở tuổi 61 sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư và không được gặp lại cựu hoàng Bảo Đại thêm một lần nào.

b12

Ngày nay, nhắc tới bà Phi Ánh, người ta nhắc tới căn biệt thự mà Bảo Đại đã mua tặng bà khi hai người còn chung sống. Đây là món quà tặng đặc biệt của cựu hoàng, nên còn có tên gọi khác là biệt thự Phi Ánh.

b13

Biệt thự được xây dựng vào năm 1928 theo lối kiến trúc Tây Ban Nha duy nhất từ trước đến nay tại Đà Lạt. Biệt thự gồm hai khối nhà nối liền nhau bằng một hành lang bán nguyệt với phần tường bên ngoài được xây bằng đá tự nhiên.

b14

Biệt thự được xây phần lớn bằng đá chẻ, có lối đi rộng nối từ căn nhà bên này sang bên kia, có những ô cửa lớn được thiết kế thành những chiếc vòm cao gió lùa bốn phía. Trong biệt thự này có trưng bày các bức tượng, tranh sơn dầu…

b15

Ngày nay, biệt thự Phi Ánh vẫn còn nguyên và đã được trùng tu, nâng cấp để đưa vào kinh doanh du lịch.

Theo Tri thức và Cuộc sống

Bài viết cùng chủ đề:

    20

    Du ký Việt Nam: Huế và vùng ngoại ô

    Chúng tôi lênh đênh trên biển nội địa này trong khoảng 4 giờ và rời đồn Thuận An [Trấn Hải đài] nằm ở bên phải, án ngữ con lạch nối biển với hệ đầm phá nhưng hiếm khi lưu thông được. Sáng nay gió thổi rất mát; sóng biển cuồn cuộn. Ba quả cầu treo...
    1

    Du ký Việt Nam: Trên đèo Hải Vân

    Đêm rất lạnh. Đèo chỉ cao 420 m. Nhưng gió thổi dữ dội khiến ta cảm thấy nhiệt độ như ở dãy Alpes, lạnh buốt, đặc biệt là khi một đám mây dày đặc bất chợt bay qua và đổ xuống núi một trận mưa như trút nước. Nhiệt kế tụt xuống 8 độ C....

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...

Được quan tâm