Độc đáo với nghề làm nón chúp xà của người Nùng An, tỉnh Cao Bằng

Huyền Linh 65 lượt xem 8 Tháng Một, 2024

Đồng bào dân tộc Nùng An ở Hoàng Diệu, xã Tự Do (huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng) đã nổi tiếng với nghề làm nón chúp xà thủ công. Dù cuộc sống hiện tại có nhiều thay đổi do sự phát triển của xã hội, tuy nhiên, những sản phẩm nón do họ tạo ra vẫn giữ nét bình dị, mộc mạc.

1 15
Theo tìm hiểu, nghề đan nón chúp xà đã có tại đây hàng trăm năm, thu hút nhiều du khách đến tìm hiểu khi có dịp ghé thăm miền non nước của tỉnh Cao Bằng.
2 15
Nón lá của dân tộc Nùng (hay nón Chúp Xà) có sự khác biệt, nét riêng độc đáo khác với các dân tộc khác, khác từ hình thức, khác cả về nguyên liệu và cách làm.
3 13
Theo người dân nơi đây, nón Chúp thường được làm từ nguyên liệu tre, cây nứa (tiếng địa phương là cây mạy thàn), mai, lá mai,…
4 9
Những cây tre được chọn để làm nón phải là những cây to đường kính trung bình từ 5-8cm thân thẳng và không bị đứt ngọn. Các lại cây này đều được trồng ngay tại địa phương với diện tích khoảng 1,5 ha.
5 8
Theo các bậc cao niên ở Hoàng Diệu, công đoạn quan trọng nhất để làm ra một chiếc nón phải kể đến việc chẻ nan, chẻ mỏng hay dày, nan cứng hay dẻo đều phụ thuộc vào độ khéo léo của người thợ. Với những người thợ “cao tay” dùng dao để chẻ nan là tối kị. Những chiếc nan chính là thứ quyết định đến chất lượng cũng như độ bền của chiếc nón.
6 8
Nan sau khi được chẻ sẽ được đan thành khung. Khung của một chiếc nón Chúp sẽ có 2 lớp, một lớp ngoài và một lớp trong.
7 6
Lớp khung bên ngoài được người thợ đan rất cẩn thận và tỉ mỉ, không để lộ một mấu nối nào ra ngoài, lớp khung này sẽ quyết định tính thẩm mỹ của chiếc nón thành phẩm.
8 6
Lá mai sau khi lấy về được bó thành từng bó nhỏ rồi xếp trên gác bếp để hong khô cho đến khi lá ngả màu nâu, không còn giữ nước và có độ dai nhất định. Những chiếc lá tre mai to, dài và không bị không bị rách sẽ được lót vào làm lớp giữa của chiếc nón.
9 4
Nhờ lớp lá mai lót ở giữa này mà chiếc nón Chúp che mưa, che nắng tốt hơn cho người đội. Từ xa xưa chiếc nón Chúp từng là vật bất ly thân của người Nùng mỗi khi lên nương, lên rẫy.
10 4
Sau khi lóp lá mai, người thợ sẽ ép chặt rồi cố định lớp khung thứ hai lên cho nón thêm dày và cứng cáp. Những chiếc nón Chúp sau khi được hoàn thành công đoạn cuối cùng sẽ tiếp tục được hong khô trên gác bếp giúp không bị mối mọt, có độ bền lâu, trời nắng không bị cong vênh, trời mưa không bị thấm nước.
11 2
Các công đoạn làm nón Chúp đều thủ công, khâu chuẩn bị nguyên liệu lên tới hàng tháng nên trung bình mỗi ngày, ông Nông Văn Nghiệp chỉ làm được 4 chiếc. Giá trị chiếc nón khi bán ra thị trường cũng không cao, không chỉ với ông Nghiệp mà 92 người lao động khác vẫn đang giữ nghề đan nón Chúp thì đây chỉ còn là một nghề phụ, tranh thủ làm lúc nông nhàn.
12 2
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, trên thị trường có rất nhiều nhiều loại mũ, nón được sản xuất công nghiệp giá thành rẻ phù hợp với người tiêu dùng, chiếc nón lá càng dần đi vào quyên lãng. Những người trẻ còn muốn theo nghề truyền thống không nhiều.
13 1
Chiếc nón lá người Nùng ngày càng ít người biết làm. Tuy vậy, những người còn giữ nghề ngày qua ngày vẫn tỉ mỉ, kỳ công tạo ra những sản phẩm mang đậm “nét duyên” của đồng bào thiểu số nơi đây. Đặc biệt, những chiếc nón Chúp Xà đủ kích cỡ với kỹ thuật đan lát độc đáo càng góp phần tô đậm nét riêng biệt, độc đáo của người Nùng An, không thể lẫn với dân tộc nào khác.

Theo CÔNG LUẬN

Bài viết cùng chủ đề:

    1 1

    Qua miền di sản

    Mưa phùn lất phất trên những con phố vắng của cố đô. Đây là lần đầu tiên tôi đến nơi đây vào mùa xuân, khi Huế đẹp nhất. Người ta bảo Huế nhỏ thôi, chỉ có vài con đường dẫn đến những địa điểm nổi tiếng với những di sản văn hóa thế giới. Huế...
    2

    Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt trước thách thức trên thị trường vốn

    Các startup Việt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và còn khoảng cách so với một số nước trong khu vực và thế giới, do đó chưa hấp dẫn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, có tới 69% doanh nghiệp trả lời khảo...
    1 28

    Dịp lễ 30-4 và 1-5: Triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”

    Ngày 26-4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) sẽ phối hợp cùng Bảo tàng tỉnh Gia Lai tổ chức triển lãm chuyên đề “Di sản Văn hóa Côn Đảo-Gia Lai”. Triển lãm diễn ra tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, gồm 3 phần nội dung:...
    4 18

    Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở Hóc Môn

    Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến “săn” ảnh trong thời gian gần đây. Nhìn từ trên cao, những ao rau nhút hiện lên xanh mướt, đầy ấn tượng. Những ao rau nhút xanh mướt với góc nhìn từ trên...
    3 8

    Đề kiểm tra ngữ văn lan tỏa tinh thần ‘Sống đẹp’ từ cuộc thi Báo Thanh Niên

    Sáng 24.4, học sinh lớp 9 Trường THCS Minh Đức (Q.1, TP.HCM) làm bài kiểm tra môn ngữ văn có chủ đề xuyên suốt ‘Sống đẹp’, với ngữ liệu ở phần đọc hiểu là đoạn trích của những bài viết về cuộc thi ‘Sống đẹp’ do Báo Thanh Niên tổ chức. Theo đó, đề bài kiểm tra ngữ...

Được quan tâm