Độc đáo trang phục người dân tộc Si La

Huyền Linh 100 lượt xem 6 Tháng Sáu, 2024

Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sinh sống chủ yếu ở Mường Nhé (Điện Biên) và Mường Tè (Lai Châu). Trang phục của người Si La mang nhiều nét riêng độc đáo của dân tộc. Thông qua bộ trang phục có thể phản ánh rất rõ những đặc trưng của lứa tuổi cũng như tình trạng hôn nhân gia đình.

1 9
Các thiếu nữ Si La xúng xính trong trang phục truyền thống đi chơi hội.

Có dịp đến huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) vào những ngày lễ lớn, bạn sẽ bắt gặp những cô gái đầu đội khăn trắng, lấp lánh những đồng xu trước ngực và quấn quanh váy một tấm vải màu xanh da trời với nhiều họa tiết rực rỡ là bạn sẽ biết ngay đó là những cô gái người Si La. Trang phục của người Si La không sặc sỡ, nhiều hoa văn nhưng tinh tế, cầu kỳ và quyến rũ. Mặc dù không còn biết dệt vải, nhưng người Si La vẫn giữ được bộ trang phục truyền thống của mình. Đặc biệt, họ còn rất tinh tế trong việc sử dụng khăn đội đầu để phân biệt thiếu nữ chưa chồng và người đã có chồng.

2 9

3 7

Bà Hù Cố Xuân – Nghệ nhân Si La (bản Seo Hay, xã Can Hồ) cho biết: “Chiếc khăn mà người phụ nữ Si La đội trên đầu có 2 loại: khăn trắng và khăn đen. Khăn trắng là dành cho thiếu nữ, khăn đen dành cho người đã lấy chồng. Việc phân chia này không chỉ giúp người ngoài nhận biết được người đã có chồng và chưa chồng mà còn có ý nghĩa thiêng liêng đối với những người đã lập gia đình thể hiện được tình yêu và chung thủy của họ đối với người chồng”.

4 7

7 1

6 2

5 4

Từ độ tuổi 13, các thiếu nữ Si La bắt đầu đội khăn. Khăn được làm bằng vải màu trắng, trên nền khăn có thêu trang trí các hoa văn bằng các chỉ màu khác nhau. Một đầu khăn được khâu thành hình mũi tên, đầu còn lại được trang trí bằng đường viền có các họa tiết hoa văn, ở phía đầu khăn được trang trí bởi các tua, đầu mỗi tua có đính 1 đồng tiền xu. Khi các thiếu nữ Si La lập gia đình, họ sẽ đội khăn màu đen, tóc vấn ngang. Nếu cuốn tóc này chưa đủ to thì phải độn thêm tóc của chồng. Giữa búi tóc có thêm miếng khăn nhỏ của người chồng, không ai bỏ xuống, chỉ khi có tang ma người phụ nữ mới bỏ xuống. Điều này thể hiện tín ngưỡng về tình yêu, tình cảm vợ chồng son sắt, thủy chung gắn bó của người Si La.

8 2 e1717646029700
Các thiếu nữ Si La xúng xính trong trang phục truyền thống đi chơi hội.

Áo của phụ nữ Si La cũng được may từ vải chàm đen, thân áo ngắn, ôm sát cơ thể. Cổ, tay và gấu áo được trang trí bằng những đường viền hoặc những khoanh vải khác màu sặc sỡ. Điểm nổi bật của chiếc áo và tạo nên nét quyến rũ của người phụ nữ Si La chính là phần yếm trước ngực được đính bằng những đồng bạc lấp lánh tôn lên vẻ đẹp của họ. Đây là một miếng vải hình thang cân, trang trí những đường viền bằng chỉ đỏ và đính những đồng xu bạc trải đều. Chiếc yếm này được đính 72 đồng xu bạc thành 9 hàng ngang hoặc kim loại theo hàng ngang để trang trí.

9 1

10 2

Váy của phụ nữ Si La là loại váy khâu may khép kín, màu đen, dài từ eo đến mắt cá chân. Mỗi chiếc váy có 2 phần rõ rệt, là cạp và thân váy. Cạp váy là một dải vải khác màu, rộng cỡ 20 cm. Viền gấu váy thêu chỉ đỏ rất nổi bật. Được làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh, hai đầu của thắt lưng trang trí các viền vải hoa văn màu sắc khác nhau, thắt lưng có tác dụng giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng. Đối với  trang phục truyền thống của nam giới Si La thì họ thường mặc quần ống chân què, áo cánh xẻ ngực, cài cúc, cổ đứng, có 2 hoặc 3 túi, màu chàm xanh, bao giờ cũng đội khăn trắng. Nhưng ngày nay, nam giới Si La đã chuyển sang mặc âu phục hoàn toàn như người Kinh.

11 2
Các cô gái Si La đi chơi hội trong trang phục truyền thống.

12 2

13 1

Cùng sự giao thoa văn hoá với các dân tộc khác, trang phục truyền thống lại khá cầu kỳ nên người Si La sử dụng trang phục này chủ yếu vào các dịp lễ tết, cưới hỏi, các sự kiện lớn bản làng… Đây cũng là cách người Si La gìn giữ và bảo tồn bản sắc của dân tộc./.

Theo Báo ảnh Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    1 15 e1721857706993

    Khám phá ngôi làng cổ độc nhất ở Việt Nam có 3 di sản thế giới

    Làng Trường Lưu đã hơn 600 năm tuổi đời, hiện có 3 di sản được UNESCO công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Làng Trường Lưu thuộc xã Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang cũ, nay là xã Kim Song Trường, huyện...
    3 19

    Thế giới đó đây: Ngôi làng cheo leo trên vách đá

    Nằm cheo leo trên vách đá bazan nhỏ hẹp cao 50m so với mực nước biển, trải dài chừng một cây số với chiều rộng chỉ có thể đủ để xây được hai ngôi nhà, Castellfollit de la Roca là một trong những ngôi làng đẹp nhất ở Catalonia, Tây Ban Nha. Cảnh tượng hùng...
    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    2 11

    Nhớ lại khoảnh khắc bác sĩ Yesin ‘phát hiện ra Đà Lạt’

    Sau hai ngày đường, vào 15h30 ngày 21/6/1893, bác sĩ Yersin bước ra khỏi rừng thông và nhìn thấy một cao nguyên tuyệt đẹp: Cao nguyên Lâm Viên. Đây chính là khoảnh khắc “phát hiện ra Đà Lạt” được ghi lại trong sử sách. Là thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, Đà...

Được quan tâm