Độc đáo trang phục người dân tộc Si La

Huyền Linh 225 lượt xem 6 Tháng Sáu, 2024

Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sinh sống chủ yếu ở Mường Nhé (Điện Biên) và Mường Tè (Lai Châu). Trang phục của người Si La mang nhiều nét riêng độc đáo của dân tộc. Thông qua bộ trang phục có thể phản ánh rất rõ những đặc trưng của lứa tuổi cũng như tình trạng hôn nhân gia đình.

1 9
Các thiếu nữ Si La xúng xính trong trang phục truyền thống đi chơi hội.

Có dịp đến huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) vào những ngày lễ lớn, bạn sẽ bắt gặp những cô gái đầu đội khăn trắng, lấp lánh những đồng xu trước ngực và quấn quanh váy một tấm vải màu xanh da trời với nhiều họa tiết rực rỡ là bạn sẽ biết ngay đó là những cô gái người Si La. Trang phục của người Si La không sặc sỡ, nhiều hoa văn nhưng tinh tế, cầu kỳ và quyến rũ. Mặc dù không còn biết dệt vải, nhưng người Si La vẫn giữ được bộ trang phục truyền thống của mình. Đặc biệt, họ còn rất tinh tế trong việc sử dụng khăn đội đầu để phân biệt thiếu nữ chưa chồng và người đã có chồng.

2 9

3 7

Bà Hù Cố Xuân – Nghệ nhân Si La (bản Seo Hay, xã Can Hồ) cho biết: “Chiếc khăn mà người phụ nữ Si La đội trên đầu có 2 loại: khăn trắng và khăn đen. Khăn trắng là dành cho thiếu nữ, khăn đen dành cho người đã lấy chồng. Việc phân chia này không chỉ giúp người ngoài nhận biết được người đã có chồng và chưa chồng mà còn có ý nghĩa thiêng liêng đối với những người đã lập gia đình thể hiện được tình yêu và chung thủy của họ đối với người chồng”.

4 7

7 1

6 2

5 4

Từ độ tuổi 13, các thiếu nữ Si La bắt đầu đội khăn. Khăn được làm bằng vải màu trắng, trên nền khăn có thêu trang trí các hoa văn bằng các chỉ màu khác nhau. Một đầu khăn được khâu thành hình mũi tên, đầu còn lại được trang trí bằng đường viền có các họa tiết hoa văn, ở phía đầu khăn được trang trí bởi các tua, đầu mỗi tua có đính 1 đồng tiền xu. Khi các thiếu nữ Si La lập gia đình, họ sẽ đội khăn màu đen, tóc vấn ngang. Nếu cuốn tóc này chưa đủ to thì phải độn thêm tóc của chồng. Giữa búi tóc có thêm miếng khăn nhỏ của người chồng, không ai bỏ xuống, chỉ khi có tang ma người phụ nữ mới bỏ xuống. Điều này thể hiện tín ngưỡng về tình yêu, tình cảm vợ chồng son sắt, thủy chung gắn bó của người Si La.

8 2 e1717646029700
Các thiếu nữ Si La xúng xính trong trang phục truyền thống đi chơi hội.

Áo của phụ nữ Si La cũng được may từ vải chàm đen, thân áo ngắn, ôm sát cơ thể. Cổ, tay và gấu áo được trang trí bằng những đường viền hoặc những khoanh vải khác màu sặc sỡ. Điểm nổi bật của chiếc áo và tạo nên nét quyến rũ của người phụ nữ Si La chính là phần yếm trước ngực được đính bằng những đồng bạc lấp lánh tôn lên vẻ đẹp của họ. Đây là một miếng vải hình thang cân, trang trí những đường viền bằng chỉ đỏ và đính những đồng xu bạc trải đều. Chiếc yếm này được đính 72 đồng xu bạc thành 9 hàng ngang hoặc kim loại theo hàng ngang để trang trí.

9 1

10 2

Váy của phụ nữ Si La là loại váy khâu may khép kín, màu đen, dài từ eo đến mắt cá chân. Mỗi chiếc váy có 2 phần rõ rệt, là cạp và thân váy. Cạp váy là một dải vải khác màu, rộng cỡ 20 cm. Viền gấu váy thêu chỉ đỏ rất nổi bật. Được làm bằng vải tơ tằm hay sợi bông màu xanh, hai đầu của thắt lưng trang trí các viền vải hoa văn màu sắc khác nhau, thắt lưng có tác dụng giữ cho cạp váy quấn chặt lấy eo bụng. Đối với  trang phục truyền thống của nam giới Si La thì họ thường mặc quần ống chân què, áo cánh xẻ ngực, cài cúc, cổ đứng, có 2 hoặc 3 túi, màu chàm xanh, bao giờ cũng đội khăn trắng. Nhưng ngày nay, nam giới Si La đã chuyển sang mặc âu phục hoàn toàn như người Kinh.

11 2
Các cô gái Si La đi chơi hội trong trang phục truyền thống.

12 2

13 1

Cùng sự giao thoa văn hoá với các dân tộc khác, trang phục truyền thống lại khá cầu kỳ nên người Si La sử dụng trang phục này chủ yếu vào các dịp lễ tết, cưới hỏi, các sự kiện lớn bản làng… Đây cũng là cách người Si La gìn giữ và bảo tồn bản sắc của dân tộc./.

Theo Báo ảnh Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm