Đình Trà Cổ được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Hoàng Thơ 265 lượt xem 26 Tháng Mười, 2023

Di tích kiến trúc – nghệ thuật đình Trà Cổ (TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là dấu ấn và niềm vui của cán bộ, quân và nhân dân các dân tộc TP. Móng Cái và cũng là sự kiện rất có ý nghĩa nhân dịp chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023).

dtc7
Vẻ đẹp đình Trà Cổ

Theo Quyết định, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế – xã hội, TP. Móng Cái luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, đặc biệt là đình Trà Cổ – một trong những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo tiêu biểu.

dtc1

Bà Phạm Thị Oanh, Trưởng Phòng Văn hoá – Thông tin TP. Móng Cái cho biết: “Cần huy động các nguồn lực, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư nhất là nhân dân địa phương để triển khai công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật. Nghiên cứu xây dựng cơ chế nhằm phát huy hơn nữa sáng kiến và tinh thần làm chủ của nhân dân trong việc quản lý di tích. Khuyến khích, huy động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân, các doanh nghiệp đóng góp kinh phí, vật chất, nhân công cho việc bảo tồn tu bổ di tích, công đức những hiện vật, trang thiết bị phù hợp để sử dụng trong di tích… Hàng năm, có kế hoạch rà soát, chống mối mọt cho các cấu kiện gỗ. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp của các cấp, các ngành trong hoạt động kiểm tra, giám sát gắn với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt. Gắn công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích đình Trà Cổ với việc phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, đặc biệt là phát triển du lịch. Bảo tồn, phát huy giá trị di tích đình Trà Cổ trở thành nguồn tài nguyên du lịch bền vững với quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích. Đưa đình Trà Cổ vào chương trình tour, tuyến của các đơn vị lữ hành để khai thác, phát huy giá trị di tích, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp; kết nối Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật đình Trà Cổ với các di tích, danh thắng trên địa bàn để tạo thành tuyến tham quan du lịch hấp dẫn không những với du khách trong nước mà thu hút cả khách du lịch nước ngoài, góp phần giao lưu văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và dân trí cho nhân dân”.

dtc5

Đình Trà Cổ, thuộc địa phận khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái. Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê (1461), quá trình hình thành và tồn tại của đình Trà Cổ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Trà Cổ ngày nay.

Đình được xây dựng trên diện tích hơn 1.000m2, quay theo hướng Nam, có kiến trúc kiểu chữ đinh, gồm 05 gian 02 chái bái đường và 03 gian hậu cung với kết cấu kiến trúc gỗ cổ truyền. Toàn bộ công trình được dựng lên bằng sự liên kết khung gỗ và được liên kết với nhau bởi các chốt mộng. Ngôi đình là một kiến trúc cổ bề thế, mái lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút như một con thuyền rẽ sóng lướt tới, tạo nên dáng vẻ thanh thoát. Đặc biệt các bức cốn ở vì kèo thể hiện đường nét chạm trổ chắc khỏe, tinh xảo và rất sống động.

Hàng năm, từ 29/5 – 3/6 âm lịch, tại đình Trà Cổ diễn ra nhiều hoạt động lễ hội truyền thống. Đây là một lễ hội có quy mô lớn, tiêu biểu cho loại hình lễ hội dân gian trên địa bàn thành phố Móng Cái nói riêng và của cả nước nói chung. Nét độc đáo của lễ hội đình Trà Cổ là lễ rước thần trên biển và hội thi “Ông voi”.

dtc8

dtc3

dtc4

Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch (https://vietnamtourism.gov.vn/)

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm