Đình Trà Cổ được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

Hoàng Thơ 338 lượt xem 26 Tháng Mười, 2023

Di tích kiến trúc – nghệ thuật đình Trà Cổ (TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) vừa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 24/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là dấu ấn và niềm vui của cán bộ, quân và nhân dân các dân tộc TP. Móng Cái và cũng là sự kiện rất có ý nghĩa nhân dịp chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023).

dtc7
Vẻ đẹp đình Trà Cổ

Theo Quyết định, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế – xã hội, TP. Móng Cái luôn quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, đặc biệt là đình Trà Cổ – một trong những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo tiêu biểu.

dtc1

Bà Phạm Thị Oanh, Trưởng Phòng Văn hoá – Thông tin TP. Móng Cái cho biết: “Cần huy động các nguồn lực, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư nhất là nhân dân địa phương để triển khai công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật. Nghiên cứu xây dựng cơ chế nhằm phát huy hơn nữa sáng kiến và tinh thần làm chủ của nhân dân trong việc quản lý di tích. Khuyến khích, huy động các tổ chức, đoàn thể, cá nhân, các doanh nghiệp đóng góp kinh phí, vật chất, nhân công cho việc bảo tồn tu bổ di tích, công đức những hiện vật, trang thiết bị phù hợp để sử dụng trong di tích… Hàng năm, có kế hoạch rà soát, chống mối mọt cho các cấu kiện gỗ. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp của các cấp, các ngành trong hoạt động kiểm tra, giám sát gắn với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt. Gắn công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích đình Trà Cổ với việc phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương, đặc biệt là phát triển du lịch. Bảo tồn, phát huy giá trị di tích đình Trà Cổ trở thành nguồn tài nguyên du lịch bền vững với quan điểm phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn tính đa dạng, gìn giữ các giá trị di tích. Đưa đình Trà Cổ vào chương trình tour, tuyến của các đơn vị lữ hành để khai thác, phát huy giá trị di tích, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp; kết nối Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật đình Trà Cổ với các di tích, danh thắng trên địa bàn để tạo thành tuyến tham quan du lịch hấp dẫn không những với du khách trong nước mà thu hút cả khách du lịch nước ngoài, góp phần giao lưu văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và dân trí cho nhân dân”.

dtc5

Đình Trà Cổ, thuộc địa phận khu Nam Thọ, phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái. Đình được xây dựng từ thời Hậu Lê (1461), quá trình hình thành và tồn tại của đình Trà Cổ gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Trà Cổ ngày nay.

Đình được xây dựng trên diện tích hơn 1.000m2, quay theo hướng Nam, có kiến trúc kiểu chữ đinh, gồm 05 gian 02 chái bái đường và 03 gian hậu cung với kết cấu kiến trúc gỗ cổ truyền. Toàn bộ công trình được dựng lên bằng sự liên kết khung gỗ và được liên kết với nhau bởi các chốt mộng. Ngôi đình là một kiến trúc cổ bề thế, mái lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút như một con thuyền rẽ sóng lướt tới, tạo nên dáng vẻ thanh thoát. Đặc biệt các bức cốn ở vì kèo thể hiện đường nét chạm trổ chắc khỏe, tinh xảo và rất sống động.

Hàng năm, từ 29/5 – 3/6 âm lịch, tại đình Trà Cổ diễn ra nhiều hoạt động lễ hội truyền thống. Đây là một lễ hội có quy mô lớn, tiêu biểu cho loại hình lễ hội dân gian trên địa bàn thành phố Móng Cái nói riêng và của cả nước nói chung. Nét độc đáo của lễ hội đình Trà Cổ là lễ rước thần trên biển và hội thi “Ông voi”.

dtc8

dtc3

dtc4

Nguồn: Trung tâm Thông tin du lịch (https://vietnamtourism.gov.vn/)

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    17 3

    Chùa Tư Đình

    Nằm trên một khu đất cao ráo với địa thế đẹp thuộc tổ 4 phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), chùa Tư Đình (Sùng Khánh tự) là một ngôi chùa cổ gắn với lịch sử hình thành lâu đời của làng Tư Đình xưa. Từ nhiều nguồn sử liệu cho thấy, chùa Tư...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...
    11 2

    Mở cửa đình làng

    Ở Hà Nội, những ngôi đình được tôn tạo ngày một nhiều hơn. Song, trong khi kiến trúc được trả lại thì chức năng sinh hoạt mới chỉ được trả lại… một nửa. Bên cạnh chức năng tín ngưỡng, tâm linh, đình làng xưa còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa, xã hội...

Được quan tâm