Điện Biên Phủ qua góc nhìn hội họa

Huyền Linh 116 lượt xem 7 Tháng Tám, 2024

39 tác phẩm hội họa đa chất liệu của 27 họa sĩ sáng tác về đề tài chiến dịch Điện Biên Phủ đang được giới thiệu tới công chúng yêu nghệ thuật trong triển lãm chuyên đề “Điện Biên năm ấy”, diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

1 2

Triển lãm là sự tôn vinh và tri ân tới những người đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm xưa; đồng thời ca ngợi truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu quật cường, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, qua đó khơi gợi niềm tự hào dân tộc, góp phần trao truyền những giá trị tốt đẹp cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Tại Triển lãm, công chúng yêu nghệ thuật được thưởng lãm các tác phẩm mỹ thuật của nhiều danh họa: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Trọng Hợp, Mai Văn Hiến, Trần Đình Thọ…

2 1
Trong số các tác phẩm trưng bày tại Triển lãm có những tác phẩm của tác giả từng trực tiếp tham dự chiến dịch Điện Biên Phủ. Họ đã ghi lại chân thực về cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta
3 1
Tác phẩm “Trú mưa” của họa sỹ Nguyễn Sáng
4 1
Tác phẩm “Kéo pháo” của họa sỹ Dương Hướng Minh
5 1
Sau này, mảng đề tài về chiến thắng Điện Biên Phủ tiếp tục được thể hiện thành công trong các tác phẩm hội họa, điêu khắc khác như: “Đẩy pháo” của họa sỹ Phạm Thanh Tâm, “Kéo pháo Điện Biên” của họa sỹ Trần Đình Thọ. Trong ảnh là tác phẩm “Đường lên Điện Biên” của họa sỹ Trần Khánh Chương
6 1
Tác phẩm “Hành quân đêm” của họa sỹ Trần Đình Thọ
7 1
Hoạt động trong vùng kháng chiến, hậu phương qua tác phẩm của họa sỹ Lê Quốc Lộc
8 1
Tác phẩm “Bác đi chiến dịch”, tranh sơn dầu của họa sĩ Đức Dụ
9 1
Tác phẩm “Bác Hồ đi công tác” của họa sỹ Bùi Văn Hoan
10 1
Tác phẩm “Tiếng hát mùa chiến dịch” của Mai Văn Hiến
11 1
Triển lãm “Điện Biên năm ấy” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019) tại 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

Theo VOV

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm