Diêm dân với những mùa “muối đắng”

Trần Hùng 154 lượt xem 25 Tháng Tư, 2021

Xã Thạnh Trung, huyện Bình Đại (Bến Tre) có nghề làm muối gắn bó với diêm dân nơi đây từ hàng trăm năm nay. Nghề muối mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng trăm hộ dân vùng đất này. Tuy nhiên vài năm gần đây, cuộc sống của diêm dân chật vật hơn vì giá muối rớt thảm hại.

3556
Diêm dân Ba Tri (Bến Tre) lao động vất vả trên các ruộng muối

Trúng mùa rớt giá

Giữa tháng 4/2021, chúng tôi về xã Thạnh Trung trong cái nắng khô khốc, rát rạt của miền quê biển, để tìm hiểu về cuộc sống của hơn 400 hộ dân, với trên 1.000 lao động đã gắn chặt đời mình với nghề làm muối, theo phương thức “Cha truyền con nối”. Toàn xã hiện có trên 330 ha đất làm muối, sản lượng mỗi năm trên 18.000 tấn, trị giá gần 30 tỷ đồng. Nhiều nhất là các ấp: Phước Lợi, Phước Thạnh, Phước Bình, Thạnh Phước.

Bà Nguyễn Thị Sáng, ngụ ấp Phước Thạnh, diêm dân đã có trên 40 trong nghề làm muối thông tin: “Năm nay, nước mặn về sớm, độ mặn cao đi kèm với nắng hạn gay gắt nên bà con làm muối trúng lớn sản lượng. Tuy nhiên, giá bán lại không tăng. Bình quân từ 35.000 đến 40.000 đồng/giạ (mỗi giạ muối 45 kg).

Bà Sáng kể thêm, làng muối xã Thạnh Trung là nơi cung cấp muối chủ lực cho hơn 1.500 tàu đánh bắt thủy sản của 3 huyện ven biển là: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Vì vậy, trước đây luôn xảy ra tình trạng cung không đủ cầu. Thêm vào đó, nhiều người còn được vay vốn ưu đãi để phát triển nghề làm muối truyền thống. Nhiều gia đình đã mua sắm được phương tiện sản xuất, đi lại, nghe nhìn, mở rộng diện tích sản xuất muối.

 Nhưng đó là câu chuyện của những năm trước, từ năm 2018 đến nay, người làm muối ở đây sống chật vật hơn vì giá muối rớt thảm hại.

cy42 10a w550

Nỗi buồn “muối đắng”

Nghề làm muối ở Bến Tre tập trung từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch, người dân ở đây còn gọi là mùa khô. Nước mặn từ biển sẽ được dẫn vào các “khuôn muối”. Dưới ánh nắng mặt trời, nước mặn sẽ bốc hơi và để lại muối hạt trên mặt ruộng, diêm dân sẽ cào lại từng đống to để bán cho thương lái. Nhiều lão nông chuyên làm muối cho biết, với diện tích 1 ha (10.000 mét vuông), trung bình mỗi vụ, người làm muối sẽ thu về từ 1.200 đến 1.500 giạ muối. Có năm hạn mặn gay gắt sẽ có sản lượng lên đến 1.800 giạ.

Ngoài việc giúp cho hàng ngàn hộ dân có điều kiện cải thiện kinh tế từ nguồn lợi tự nhiên, nghề làm muối đã tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động không có đất sản xuất thông qua các công việc: tháo nước, ủi ruộng cho phẳng, cân muối cho thương lái…

Theo chia sẻ của nhiều diêm dân thì, công việc làm muối rất vất vả, nặng nhọc nhưng đầu ra hiện tại rất bấp bênh, giá cả thất thường, không có lãi khiến nhiều người muốn bỏ nghề. Đã vậy, diễn biến khí hậu cũng rất bất thường ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất nên người làm muối cảm thấy lo lắng.

Ông Phan Văn Rạng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre thông tin: Niên vụ muối 2020 – 2021, tỉnh Bến Tre có hơn 1.258 ha diện tích làm muối. Do đầu ra đang khó khăn nên lượng muối dự trữ tại các kho của diêm dân khoảng 10.000 tấn; lượng tồn đọng từ năm trước chuyển sang là 15.000 tấn.

 Làm sao giải phóng  lượng muối tồn đang là bài toán khó cho tỉnh. Nếu bán trong thời điểm này, thì nông dân lỗ nặng. Nhiều địa phương đã triển khai sản xuất muối sạch chất lượng cao để thu hút mãi lực nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

3549
Diêm dân Ba Tri (Bến Tre) thu hoạch muối

Ông Rạng cho hay, đầu tháng 4/2021, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cũng đã có chuyến khảo sát thực địa nghề sản xuất muối tại huyện Ba Tri để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho diêm dân toàn tỉnh Bến Tre. Tại đây Thứ trưởng Trần Thanh Nam đã lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các diêm dân làm muối để có những chỉ đạo sát sao. Những giải pháp trong thời gian tới như: Củng cố mở rộng mô hình HTX; liên kết với doanh nghiệp để tìm đầu ra; ứng dụng khoa học công nghệ để giảm chi phí, công lao động… đang được tính đến.

Làng muối vẫn đang nóng hầm hập, những kho chứa muối vẫn đang đầy ắp vì chưa được giải phóng, người làm muối Bến Tre nói chung và ở xã Thanh Trung, huyện Bình Đại nói riêng vẫn đang từng ngày chờ đợi những tín hiệu lạc quan từ các cơ quan chức năng để giải quyết những khó khăn, tồn đọng của nghề làm muối.

Theo baodantoc

Bài viết cùng chủ đề:

    vela hinh 2a

    VELA tiên phong số hóa hướng đến xanh hóa chuỗi cung ứng

    VELA thúc đẩy chuyển đổi kép trong ngành Logistics, hướng tới phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả nguồn lực cho doanh nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường. Chuyển đổi kép – Giải pháp phát triển bền vững ngành Logistics Các doanh nghiệp hiện nay luôn phải đối mặt với những thách thức...
    11 2

    Cam kết thực hành ESG, doanh nghiệp kiến nghị được miễn giảm thuế

    Cam kết thực hành ESG với những mục tiêu cụ thể sẽ được miễn giảm thuế là một trong những kiến nghị của doanh nghiệp. Đây là một trong những nội dung được đề cập tại Báo cáo đánh giá mức độ thực hành ESG trong doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp mong muốn có...
    1 13

    Vinamilk & Quỹ sữa năm 2024: Gần nửa triệu hộp sữa cùng trẻ em khó khăn đến trường

    Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Vinamilk và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) đã tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh. Đây là chương trình được thực hiện theo kế hoạch năm 2024 của Quỹ sữa...
    2 9

    Xanh hóa khu công nghiệp

    Chuyển đổi xanh không còn là câu chuyện lý thuyết, nó là “những việc cần làm ngay” của mỗi doanh nghiệp. Xanh hóa là khoảng cách ngắn nhất để doanh nghiệp đến với người tiêu dùng. Đó là khẳng định của ông Trần Thiên Long – Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Bất...
    1 9

    Drone bay cao, nông nghiệp đổi mới

    Ứng dụng drone trong nông nghiệp không chỉ nâng cao hiệu suất, tiết kiệm chi phí mà còn giúp bảo vệ sức khỏe người nông dân và môi trường, tạo điều kiện cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và hiện đại hơn. Ứng dụng drone trong nông nghiệp không chỉ nâng...

Được quan tâm