Điểm check-in nổi bật với kiến trúc cổ kính xen lẫn Âu – Á giữa lòng phố Huế

Trần Hùng 244 lượt xem 16 Tháng Bảy, 2022

Trường Quốc Học Huế còn được biết đến với tên Trung học Phổ thông Chuyên Quốc Học, là một trong 3 ngôi trường lâu đời nhất Việt Nam.

11 2

Nếu là người yêu sự cổ kính xen lẫn kiến trúc hiện đại đầy thơ mộng, trường Quốc học Huế chắc chắn là địa điểm không thể bỏ qua trong hành trình khám phá cố đô.

Không quá nguy nga nổi bật như Hoàng Thành hay rêu phong đồ sộ như lăng tẩm của các triều vua Nguyễn, nhưng ngôi trường này cũng đã đi cùng tháng năm, chứng kiến không ít thời cuộc đổi thay của đất nước.

Ngôi trường được xây dựng vào năm 1896 dưới thời vua Thành Thái với tên gọi ban đầu là Pháp tự Quốc học đường. Đến nay, trường Quốc học Huế đã qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc đặc trưng vốn có.

12 1

Nằm cạnh dòng sông Hương thơ mộng, đi dọc con đường Lê Lợi ở thành phố Huế, du khách sẽ dễ dàng tìm thấy ngôi trường với lớp gạch được sơn đỏ nổi bật. Trường Quốc học Huế mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp vào đầu thế kỷ 20.

Hình ảnh đầu tiên chào đón du khách là cổng trường cùng bờ tường đỏ sẫm trầm lặng bên những hàng cây rậm rạp. Bên trong khuôn viên rất rộng với những dãy nhà pha trộn giữa nét thiết kế cổ kính của Pháp và họa tiết trang trí mang đậm màu sắc Á Đông. Cùng với sắc đỏ của các tòa kiến trúc, những mảng xanh của bãi cỏ hòa lẫn với các tán cây xanh mướt tạo nên cảnh sắc thơ mộng vô cùng hài hòa.

13 1 14 2

Bên cạnh vẻ đẹp được tạo tác bởi bàn tay con người, lớp thực vật được trồng xung quanh ngôi trường cũng góp phần tô điểm cho cảnh quan chung. Cứ mỗi mùa, trường Quốc học Huế lại như được thay một màu áo mới bởi sự biến đổi của các loài cây trồng nơi đây.

Nếu như mùa xuân, ngôi trường được phủ một màu hồng nhạt ngọt ngào của hoa điệp anh đào được trồng song song với hai dãy phòng học chính, thì đến mùa hè, cả trường lại rực đỏ trong sắc thắm của phượng vĩ. Khi hoa tàn, đó lại là lúc những chiếc lá thay nhau phủ đầy mặt sân, rơi lả tả giữa từng đợt gió cuối năm cho đến khi chỉ còn trơ trọi nhánh cây khẳng khiu, khung cảnh man mác buồn nhưng cũng vô cùng trữ tình.

16 1 17 1

Trải qua lịch sử tồn tại hơn 120 năm, trường Quốc học Huế vẫn trầm mặc, nghiêm trang nép mình giữa một góc phố Huế, vừa là nơi nuôi dưỡng những nhân tài của quốc gia, vừa là địa điểm tham quan hấp dẫn dành cho khách thập phương.

Theo VTC

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm