Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê

Trần Hùng 205 lượt xem 14 Tháng Bảy, 2021

Di tích Văn hóa Óc Eo được tìm thấy trải dài ở các tỉnh Nam bộ, là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ thứ I – VII sau công nguyên). Di tích được phát hiện năm 1942, được Malleret (1901-1970, học giả người Pháp) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944.

11 2
Chùa Linh Sơn (chùa Phật Bốn Tay) dưới chân núi Ba Thê
12 1
Di tích Gò Cây Thị B trong quần thể Khu Di tích Óc Eo – Ba Thê
Quần thể Khu di tích Óc Eo – Ba Thê có diện tích 450ha với nhiều loại hình di tích phong phú, đa dạng. Theo nghiên cứu khảo cổ, vùng đất này trước đây nằm trên trục thủy đạo chính (Lung Lớn) lại gần bờ biển, có vị thế là trung tâm thương mại sầm uất. Nơi đây còn có ngọn núi cao (núi Ba Thê ngày nay) cung cấp nguồn nước ngọt, nguyên liệu đá, cát cho xây dựng, nguyên liệu cho nghề kim hoàn…

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Khu di tích Óc Eo – Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt, nhằm tôn vinh giá trị to lớn của 1 trong 3 nền văn hóa cổ Việt Nam là: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.

13
Những di vật của nền văn hóa Óc Eo
14
Mô hình MukhaLinga – Yoni, biểu tượng của thần Shiva, hiện vật tại Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo

15

Những năm qua, tỉnh An Giang đã tiếp nhận 8.089 hiện vật do nhân dân hiến tặng và kiểm kê được 84 di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 – 2020, có trên 50.300 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn nền văn hóa độc đáo này.

16
Tham quan, tìm hiểu về di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Văn hóa Óc Eo
17
Hiện vật tại Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo
18
Tượng thần Vishnu (tượng Phật bốn tay) tại chùa Linh Sơn

Theo Báo An Giang

Bài viết cùng chủ đề:

    6 4

    Phụ nữ Việt Nam qua trăm năm

    Mốt của chị em phụ nữ bây giờ rất ưa thích trang điểm nail art, tức tô vẽ trên từng móng tay, dán giấy bạc, làm móng 3 D… Nhưng 100 năm về trước, sự lòe loẹt của phụ nữ được xem như không giữ nét phong hóa truyền thống, là sự “quỷ dị” ....
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 8

    Khám phá làng chài cổ giữa lòng di sản Vịnh Hạ Long

    Khi nhắc đến Vịnh Hạ Long, nhiều người nghĩ ngay đến những dãy núi đá vôi trùng điệp nổi lên giữa làn nước xanh ngọc, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa lòng vịnh kỳ vĩ này còn ẩn giấu một “viên ngọc văn...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...

Được quan tâm