Đẩy mạnh tiêu dùng ngay từ những tháng đầu năm

Huyền Linh 46 lượt xem 13 Tháng Hai, 2025

Những tháng đầu năm luôn là thời điểm quan trọng để thúc đẩy tiêu dùng, tạo động lực tăng trưởng kinh tế. Tỉnh Thanh Hóa đã triển khai hàng loạt giải pháp kích cầu, từ các chương trình khuyến mãi, giảm giá, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối đến tổ chức hội chợ thương mại, tăng cường quảng bá du lịch, nhằm kích thích sức mua của người dân. Những nỗ lực này không chỉ giúp tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng cao ngay từ đầu năm mà còn tạo đà cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương trong năm 2025.

1 3
Người dân mua sắm đầu năm tại siêu thị Go! Thanh Hóa.

Theo Sở Công Thương Thanh Hóa, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trong tháng 1/2025 đạt 14.956 tỷ đồng, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm đạt 6.941 tỷ đồng, tăng mạnh 30,7% so với cùng kỳ, phản ánh nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán. Không chỉ thực phẩm, các mặt hàng may mặc, đồ gia dụng, phương tiện đi lại cũng ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, nhờ vào các chương trình ưu đãi lớn được triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh.

Nhóm hàng điện tử, điện máy cũng đạt mức tăng trưởng khá, khi người dân có xu hướng nâng cấp thiết bị gia đình và mua sắm đầu năm. Các hệ thống bán lẻ lớn như Điện Máy Xanh, Nguyễn Kim, MediaMart đều thực hiện các chương trình trả góp 0%, giảm giá đến 30% cho nhiều mặt hàng.

Nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa, các chuỗi siêu thị lớn như Go! Thanh Hóa, Co.opmart, Winmart đều triển khai chương trình giảm giá sâu vào các ngày cuối tuần, giúp người dân có cơ hội mua sắm với giá ưu đãi. Các phiên chợ hàng Việt cũng được tổ chức thường xuyên tại các địa phương trong tỉnh nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm. Tỉnh cũng khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử, mở rộng kinh doanh trên các nền tảng như Shopee, Lazada, Tiki và các sàn thương mại điện tử trong nước. Nhiều cửa hàng kinh doanh lớn tại Thanh Hóa cũng đẩy mạnh bán hàng online, giao hàng tận nơi để đáp ứng xu hướng mua sắm tiện lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra, chương trình hỗ trợ đưa nông sản Thanh Hóa lên sàn thương mại điện tử tiếp tục được triển khai, giúp các mặt hàng như Gạo sạch Hương Quê, nem chua Vị Thanh, rượu Sâm Báo, mắm tép Hà Yên… được tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

2 3
Nhiều siêu thị, cửa hàng đang tích cực thúc đẩy tiêu dùng ngay từ những tháng đầu năm.

Bên cạnh hàng hóa tiêu dùng, các ngành dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Dịch vụ ăn uống tháng 1/2025 đạt 1.195 tỷ đồng, tăng 17,9% so với tháng trước với sự sôi động trở lại của các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh. Doanh thu dịch vụ lưu trú cũng đạt con số ấn tượng là 324,4 tỷ đồng, tăng 12,7% nhờ vào lượng khách du lịch tăng mạnh ngay kỳ nghỉ tết.

Để kích cầu du lịch và tiêu dùng, các chương trình khuyến mãi, giảm giá tại các điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng cũng được triển khai mạnh mẽ, tạo cơ hội cho du khách trải nghiệm những dịch vụ chất lượng với mức giá hợp lý. Một số khu nghỉ dưỡng, khách sạn lớn tại Thanh Hóa như FLC Sầm Sơn, Puluong Retreat, Paracel resort Hải Tiến áp dụng chính sách giảm giá 10 – 20% cho khách đặt phòng sớm hoặc lưu trú dài ngày. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục tổ chức hàng loạt sự kiện văn hóa, lễ hội lớn ngay từ đầu năm, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia. Các lễ hội truyền thống tại Khu Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh Phủ Na (Như Thanh), Lễ hội đền Bạch Y Công Chúa (Như Xuân), Lễ hội đền Cửa Đạt (Thường Xuân)… không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn là dịp để các tiểu thương, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, ăn uống, lưu trú tăng doanh thu đáng kể. Bên cạnh đó, các hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP cũng được tổ chức nhằm quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đặc sản của tỉnh, điển hình là Hội chợ hoa đào và sản phẩm OCOP tại huyện Triệu Sơn, nơi trưng bày và giới thiệu nhiều sản phẩm nông sản chất lượng cao của địa phương, giúp người dân có thêm lựa chọn mua sắm.

Ngoài việc kích cầu tiêu dùng, Thanh Hóa cũng tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong sản xuất và phân phối hàng hóa. Các HTX nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh cung ứng thực phẩm sạch, nông sản đặc sản địa phương để phục vụ thị trường. Các doanh nghiệp sản xuất được hỗ trợ vay vốn ưu đãi, tiếp cận các chính sách khuyến khích phát triển thị trường nhằm ổn định nguồn cung và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.

Chương trình bình ổn giá hàng hóa tiếp tục được triển khai, giúp kiểm soát lạm phát và tránh tình trạng giá cả leo thang. Hệ thống kho dự trữ hàng hóa thiết yếu được duy trì tốt, đảm bảo nguồn cung dồi dào, tránh tình trạng thiếu hụt vào các dịp cao điểm mua sắm.

Với những kết quả khả quan ngay từ đầu năm, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng tiêu dùng trong các quý tiếp theo. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, mở rộng kênh phân phối, tổ chức hội chợ thương mại, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt sẽ liên tục được triển khai nhằm kích thích sức mua của người dân, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững trong năm 2025. Việc đẩy mạnh tiêu dùng ngay từ những tháng đầu năm không chỉ giúp doanh nghiệp phục hồi và mở rộng sản xuất mà còn góp phần nâng cao mức sống của người dân, tạo nên một thị trường tiêu dùng sôi động và bền vững hơn.

Theo Báo Thanh Hóa

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm