Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

Huyền Linh 289 lượt xem 17 Tháng Mười Hai, 2024

Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu.

Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống dân tộc K’Ho (thôn Klong Trao 1, xã Gung Ré) với hàng trăm người tham dự, trong đó có 60 nghệ nhân, già làng là người dân tộc bản địa tại địa phương.

1 10
Lễ Nhô lir bong (Mừng lúa mới) được UBND H.Di Linh phục dựng tại tại làng truyền thống dân tộc K’Ho
ẢNH: DƯƠNG SAN

Chương trình phục dựng lễ Mừng lúa mới thuộc chuỗi các hoạt động do UBND H.Di Linh tổ chức, hưởng ứng Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 đang diễn ra. Lễ Mừng lúa mới là phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây nguyên, đặc biệt đối với người K’Ho S’Rê tại H.Di Linh.

2 7
Các già làng thực hiện nghi thức cần thiết để mở màn lễ Mừng lúa mới
ẢNH: DƯƠNG SAN

Đây là lễ nghi mang đậm tín ngưỡng vạn vật hữu linh, là bản sắc văn hóa độc đáo. Ý nghĩa của lễ hội là theo chu kỳ canh tác của cây lúa, sau khi thu hoạch xong, đồng bào Tây nguyên thường tổ chức nghi lễ mừng lúa mới, vừa để tạ ơn Giàng (Yàng – thần linh) đã ban cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ; đồng thời cũng là dịp bà con dân làng chung vui, hưởng thành quả công sức lao động, cầu cho một mùa màng no đủ trong vụ mùa năm sau.

3 7
Các nghệ nhân biểu diễn hòa tấu cồng chiêng sau phần nghi thức khai mạc của già làng
ẢNH: DƯƠNG SAN

Lễ Mừng lúa mới gồm phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ do các già làng có uy tín trong cộng đồng trực tiếp thực hiện. Tại cây nêu trung tâm, già làng sẽ khấn Yàng (thần linh) để bày tỏ lòng thành kính và xin cho “lũ làng” cùng về mở hội mừng cho mùa màng bội thu. 

Sau các nghi thức khấn Yàng, làm lễ hiến sinh, nghi thức đâm trâu (hiện nay chỉ thực hiện thao tác mô phỏng), thủ tục khai chóe là phần mời rượu thần linh, quan khách và biểu diễn âm nhạc cồng chiêng bài Gung Me, Gung Ma (Chào mừng quan khách) và bài Nhu Tơ Nơm (Uống rượu cần).

4 5
Tiết mục trình diễn múa xoang của các sơn nữ K’Ho sau khi kết thúc phần nghi lễ truyền thống
ẢNH: DƯƠNG SAN

Sau khi kết thúc phần nghi lễ, buôn làng thực sự vào hội với các tiết mục đấu chiêng, hát đồng giao, múa xoang của các chàng trai, cô gái người K’Ho quanh cây nêu. Đây cũng là lúc quan khách có thể giao lưu, hòa mình vào thanh âm, điệu nhảy say đắm và hơi men rượu cần chếnh choáng của đại ngàn Tây nguyên.

5 4
Sơn nữ K’Ho duyên dáng với vũ điệu trong mưa
ẢNH: DƯƠNG SAN
6 2
Một tiết mục biểu diễn vui tươi của các chàng trai, cô gái người K’Ho trong lễ Mừng lúa mới
ẢNH: DƯƠNG SAN
7 1
Các sơn nữ K’Ho với một điệu múa xoang truyền thống cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu
ẢNH: DƯƠNG SAN
8 1
Những điệu múa làm say lòng người
ẢNH: DƯƠNG SAN
9
Một tiết mục độc đáo trong buổi lễ
ẢNH: DƯƠNG SAN
10
Tiết mục trình diễn kết thúc lễ Mừng lúa mới của các chàng trai, cô gái người K’Ho
ẢNH: DƯƠNG SAN

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Hội tụ tinh hoa nghề thủ công Việt tại di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám

    Ngày 2/1, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã khai mạc chương trình “Quà tặng của nhân gian”. Chương trình giới thiệu những làng nghề thủ công mỹ nghệ độc đáo, với sự tham gia của những nghệ nhân...
    4

    Phù điêu Kala ở Núi Bà, Phú Yên được công nhận bảo vật quốc gia

    Bức phù điêu Kala được tìm thấy tại Núi Bà (H.Tây Hòa, Phú Yên) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Tối 2.1, ông Nguyễn Lê Vũ, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Phú Yên, cho biết bức phù điêu Kala được phát hiện tại Núi Bà (Phú Yên) vừa...
    3 5

    Phát hiện gần 1.300 di vật khảo cổ tại chùa Hoành Mô ở Bắc Giang

    Cuộc khai quật khảo cổ địa điểm chùa Hoành Mô thu được 1.293 di vật bao gồm vật liệu kiến trúc, đồ gốm, đồ sành… có niên đại từ thời Trần đến thời Nguyễn. Thông tin này được công bố tại hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ địa điểm...
    1 9

    Ấn tượng Chương trình nghệ thuật thực cảnh về Thăng Long – Tứ trấn

    Chương trình nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long – Tứ trấn” có sự kết hợp giữa công nghệ trình chiếu ánh sáng với nghệ thuật đại chúng trên một sân khấu đại cảnh. Tối 29/12, Bộ VHTT&DL ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt...
    1 14

    Nguyên nhân từ những cuộc thanh trừng khốc liệt

    Đầu năm 1832, Lê Văn Duyệt xin nghỉ hưu, đề xuất bãi bỏ Gia Định thành, nhưng vua chưa đồng ý. Tháng 8.1832, khi nghe tin ông qua đời, vua Minh Mạng lập tức sai giải tán binh lực dưới quyền Tả quân. Hai tháng sau là những cuộc tấn công khốc liệt vào người...

Được quan tâm