Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

Huyền Linh 24 lượt xem 17 Tháng Mười Hai, 2024

Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu.

Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống dân tộc K’Ho (thôn Klong Trao 1, xã Gung Ré) với hàng trăm người tham dự, trong đó có 60 nghệ nhân, già làng là người dân tộc bản địa tại địa phương.

1 10
Lễ Nhô lir bong (Mừng lúa mới) được UBND H.Di Linh phục dựng tại tại làng truyền thống dân tộc K’Ho
ẢNH: DƯƠNG SAN

Chương trình phục dựng lễ Mừng lúa mới thuộc chuỗi các hoạt động do UBND H.Di Linh tổ chức, hưởng ứng Festival hoa Đà Lạt lần thứ 10 năm 2024 đang diễn ra. Lễ Mừng lúa mới là phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc Tây nguyên, đặc biệt đối với người K’Ho S’Rê tại H.Di Linh.

2 7
Các già làng thực hiện nghi thức cần thiết để mở màn lễ Mừng lúa mới
ẢNH: DƯƠNG SAN

Đây là lễ nghi mang đậm tín ngưỡng vạn vật hữu linh, là bản sắc văn hóa độc đáo. Ý nghĩa của lễ hội là theo chu kỳ canh tác của cây lúa, sau khi thu hoạch xong, đồng bào Tây nguyên thường tổ chức nghi lễ mừng lúa mới, vừa để tạ ơn Giàng (Yàng – thần linh) đã ban cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ; đồng thời cũng là dịp bà con dân làng chung vui, hưởng thành quả công sức lao động, cầu cho một mùa màng no đủ trong vụ mùa năm sau.

3 7
Các nghệ nhân biểu diễn hòa tấu cồng chiêng sau phần nghi thức khai mạc của già làng
ẢNH: DƯƠNG SAN

Lễ Mừng lúa mới gồm phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ do các già làng có uy tín trong cộng đồng trực tiếp thực hiện. Tại cây nêu trung tâm, già làng sẽ khấn Yàng (thần linh) để bày tỏ lòng thành kính và xin cho “lũ làng” cùng về mở hội mừng cho mùa màng bội thu. 

Sau các nghi thức khấn Yàng, làm lễ hiến sinh, nghi thức đâm trâu (hiện nay chỉ thực hiện thao tác mô phỏng), thủ tục khai chóe là phần mời rượu thần linh, quan khách và biểu diễn âm nhạc cồng chiêng bài Gung Me, Gung Ma (Chào mừng quan khách) và bài Nhu Tơ Nơm (Uống rượu cần).

4 5
Tiết mục trình diễn múa xoang của các sơn nữ K’Ho sau khi kết thúc phần nghi lễ truyền thống
ẢNH: DƯƠNG SAN

Sau khi kết thúc phần nghi lễ, buôn làng thực sự vào hội với các tiết mục đấu chiêng, hát đồng giao, múa xoang của các chàng trai, cô gái người K’Ho quanh cây nêu. Đây cũng là lúc quan khách có thể giao lưu, hòa mình vào thanh âm, điệu nhảy say đắm và hơi men rượu cần chếnh choáng của đại ngàn Tây nguyên.

5 4
Sơn nữ K’Ho duyên dáng với vũ điệu trong mưa
ẢNH: DƯƠNG SAN
6 2
Một tiết mục biểu diễn vui tươi của các chàng trai, cô gái người K’Ho trong lễ Mừng lúa mới
ẢNH: DƯƠNG SAN
7 1
Các sơn nữ K’Ho với một điệu múa xoang truyền thống cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu
ẢNH: DƯƠNG SAN
8 1
Những điệu múa làm say lòng người
ẢNH: DƯƠNG SAN
9
Một tiết mục độc đáo trong buổi lễ
ẢNH: DƯƠNG SAN
10
Tiết mục trình diễn kết thúc lễ Mừng lúa mới của các chàng trai, cô gái người K’Ho
ẢNH: DƯƠNG SAN

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1 9

    Khánh thành nhà lưu niệm ‘Ông hoàng thơ tình’ tại Bình Định

    Ngày 15.12, UBND H.Tuy Phước (Bình Định) đã tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu, người được gọi là “Ông hoàng thơ tình” của thơ ca Việt Nam. Đến dự lễ khánh thành Nhà lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu có lãnh đạo Sở VH-TT Bình Định, lãnh đạo...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    3 5

    Giao thừa Tết Ất Tỵ, Cần Thơ bắn pháo hoa tại 4 điểm

    Trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, TP.Cần Thơ tổ chức bắn pháo hoa tại 4 địa điểm, gồm 1 điểm tầm cao và 3 điểm tầm thấp. Ngày 13.12, tin từ UBND TP.Cần Thơ cho biết, trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố tổ chức bắn pháo hoa tại...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...

Được quan tâm