Cụm di tích Từ Lương Xâm là di tích quốc gia đặc biệt

Huyền Linh 96 lượt xem 11 Tháng Hai, 2025

Theo tục lệ, lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng hằng năm, với nhiều nét văn hóa độc đáo.

Ngày 8/2, tin từ UBND quận Hải An (thành phố Hải Phòng) cho biết, lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Cụm di tích Từ Lương Xâm và Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 15/2 (tức từ ngày 15 đến 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ).

Điểm nhấn của chuỗi sự kiện là lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Cụm Di tích Từ Lương Xâm và khai mạc Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025 vào lúc 19h30 ngày 12/2.

13 1
Di tích quốc gia đặc biệt – Cụm di tích Từ Lương Xâm. Ảnh: VH

Tại chương trình này có màn nghệ thuật sử thi đặc biệt, thời lượng 45 phút với sự tham gia của 250 diễn viên, nghệ sĩ, trong đó, có các nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng hoặc đang “hot” trong làng giải trí: Tùng Dương, Phương Anh, Ngọc Anh, rapper Ram C…

Trước đó, Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm năm 2025 bao gồm các nghi lễ truyền thống diễn ra vào lúc 8h00 ngày 12/2; Lễ rước truyền thống Đức Vương Ngô Quyền diễn ra từ 17h30 cùng ngày.

Cụm di tích Từ Lương Xâm – căn cứ bản doanh của Ngô Quyền năm 938, được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt ngày 17/1/ 2025.

Trong những ngày diễn ra lễ hội, sẽ có các hoạt động văn hóa – văn nghệ như giải thi đấu bóng chuyền, kéo co, cờ người, nhảy bao bố, viết thư pháp, các trò chơi dân gian…

Theo tục lệ, hằng năm, lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng Giêng với nhiều nét văn hóa độc đáo.

Trong đó, lễ rước truyền thống gồm 7 đoàn rước của các phường có di tích thờ Đức Vương Ngô Quyền với đầy đủ các đồ tế khí: Cờ thần, chiêng, trống, chấp kích, bát âm, long đình, lọng, bát biểu, kiệu bát cống rước về Từ Cả – cụm di tích Từ Lương Xâm.

Lễ rước truyền thống đã được truyền giữ qua bao thế hệ, thể hiện tình cảm, lòng tôn kính sâu sắc của nhân dân trong vùng đối với công lao to lớn của Đức vương Ngô Quyền. 

Di tích quốc gia đặc biệt Từ Lương Xâm là 1 trong 22 di tích trên địa bàn quận Hải An thờ Đức Vương Ngô Quyền và được suy tôn là “Từ Cả”- nơi đứng đầu phụng thờ Đức Vương Ngô Quyền. Chứng tích lịch sử còn lưu giữ lại về một trận Bạch Đằng giang vang dội, với nhiều giá trị lịch sử lớn lao để lại cho hậu thế.

Cụm di tích tọa lạc trên một khu đất rộng, cao ráo. Mặt chính của cụm di tích nhìn về phía Đông hướng ra cửa biển Bạch Đằng. Tương truyền, để chuẩn bị cho trận Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã chọn nơi đây làm nơi chứa lương thảo, nơi đặt căn cứ bản doanh để quan sát và chỉ huy trận Bạch Đằng lịch sử.

15
Lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm. Ảnh: VH

Một trong những điều làm nên giá trị lịch sử của Di tích quốc gia đặc biệt – Cụm di tích Từ Lương Xâm bởi nơi đây lưu giữ các hiện vật xuyên suốt thời kỳ dài dựng nước và giữ nước của dân tộc, bao gồm 125 hiện vật, cổ vật và 25 đạo sắc phong niên đại từ năm 1522 đến 1924 của các triều đại Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn, Nguyễn. Đặc biệt là 3 chiếc cọc – được cho là chứng tích của trận Bạch Đằng lịch sử năm 938.

Với những giá trị và ý nghĩa đó, năm 1986, Từ Lương Xâm được Bộ Văn hoá (nay là Bộ VHTT&DL) xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Năm 2022, lễ hội truyền thống Từ Lương Xâm được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đức vương Ngô Quyền là một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận chiến trên sông Bạch Đằng lịch sử, chấm dứt hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc. Với công đức của Ngô Quyền, nhiều triều đại đã ban sắc phong suy tôn ông là “Thượng đẳng tối linh Đại Vương”, là Ngô Vương Thiên tử, là vị tổ trung hưng của dân tộc.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm