Cự Đà: “bảo tàng sống” về kiến trúc làng nghề ven đô

Trần Hùng 139 lượt xem 28 Tháng Sáu, 2021
Làng cổ Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Tp. Hà Nội là một “bảo tàng sống” về kiến trúc làng nghề ven đô.
 
Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.41.11 CH Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.41.19 CH
Theo cụ Vũ Văn Thân (87 tuổi) người làng Cự Đà thì những tài liệu khảo cứu lịch sử và gia phả các dòng họ ở đây cho thấy làng đã hình thành từ 4 thế kỷ trước do các hoàng thân trong gia tộc chúa Trịnh khởi lập. Sau đó, các nhà tư sản tài ba như Cự Doanh, Cự Chân, Cự Phát… (chủ những xưởng dệt, nhà máy, tiệm buôn, hãng vận tải lớn của Hà Nội giai đoạn 1920-1940) đã thổi hồn kiến trúc Pháp vào ngôi làng này.
Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.41.32 CH Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.41.46 CH
Người dân tự hào về làng Cự Đà đến nỗi khi ra Hà Nội lập hiệu, tạo được uy tín, tất cả đều lấy tên làng ghép với tên mình. “Những nhà tư sản nổi tiếng của Hà Nội thời ấy mà có tên bắt đầu bằng chữ Cự là người ta biết ngay quê ở làng Cự Đà chúng tôi” – cụ Thân giải thích.
Nếu như làng cổ Đường Lâm nổi tiếng nhờ kiến trúc nhà kiểu nông thôn “ba gian hai chái” bằng vật liệu đá ong của vùng cận trung du thì Cự Đà mang phong cách làng nghề ven đô, ven sông điển hình theo kiến trúc Pháp pha trộn với kiểu nhà Việt cổ truyền thống. Thời vàng son, làng Cự Đà từng có cả trăm ngôi nhà cổ. Thế nhưng, hiện nay chỉ còn lưu giữ được khoảng 50 ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm mang lối kiến trúc độc và lạ. Với thiết kế 2 tầng, có ban công, mang phong cách phương Tây nhưng nhiều ngôi nhà trong làng lại có mái hiên vút cong như mái đình. Ngoài hệ thống “nhà Tây” như cách gọi ở đây, người Cự Đà dù thành danh, giàu có vẫn giữ những ngôi nhà ba gian bằng gỗ lợp ngói ta, có sân lát gạch.
Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.41.55 CH Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.42.03 CH
“Điều lạ lùng là phong cách Pháp cổ điển không hề đối lập với phong cách của những ngôi nhà truyền thống của cư dân nông nghiệp. Trái lại, nó tạo ra một kiểu kiến trúc không giống bất cứ ngôi làng nào trên đất nước Việt Nam” – cụ Vũ Văn Thân nhận xét.Đi dọc các con đường từ đình làng tỏa về các thôn, xóm và ngõ của làng, người ta vẫn nhận ra được quy hoạch “xương cá” phổ biến. Trong làng vẫn giữ được một số con đường gạch lát nghiêng, nhiều con ngõ vẫn còn cổng. Những người cao tuổi ở Cự Đà kể lại trước đây, cứ đến 21 giờ, các cổng ngõ được khóa lại. Lúc này, các đội trường tuần thay phiên nhau trực để giữ trật tự, chống nạn trộm cắp.

Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.42.32 CH Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.42.55 CH Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.43.02 CH

Nhà giáo Trịnh Cơ, một trong những hậu duệ của dòng họ Trịnh khởi lập làng Cự Đà, cho biết: “Cự Đà trước đây là đất học, đất phát. Nhiều người thành đạt, học hành giỏi giang hiếm có đã giúp Cự Đà trở thành ngôi làng địa linh nhân kiệt. Cho đến tận bây giờ, truyền thống hiếu học của con em làng Cự Đà vẫn cứ là một giá trị bất biến tồn tại dưới từng nếp nhà”.

Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.43.11 CH Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.43.18 CH Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.43.26 CH

Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.43.33 CH Ảnh chụp Màn hình 1442 11 18 lúc 12.43.42 CH

Dân gian có câu “tương Cự Đà, cà Khúc Thủy”, ngụ ý nghề làm tương ở Cự Đà nổi tiếng trong các vùng quê, còn cà trồng ở Khúc Thủy cũng vang danh. Giờ ở Cự Đà không chỉ làm tương, mà nghề làm miến dong cũng vang danh đất Hà thành./.

Theo Báo Ảnh Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề:

    4 18

    Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở Hóc Môn

    Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến “săn” ảnh trong thời gian gần đây. Nhìn từ trên cao, những ao rau nhút hiện lên xanh mướt, đầy ấn tượng. Những ao rau nhút xanh mướt với góc nhìn từ trên...
    1 24 e1713856277832

    Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia

    Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia. Theo báo cáo của UBND huyện Hà Trung, khu vực mỏ đá vôi núi Đụn, xã Hà Long...
    1 23

    Xanh mướt mùa thu hoạch cỏ bàng ở Phò Trạch, Huế

    Cứ đến tháng 3 âm lịch, dân làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào mùa thu hoạch cỏ bàng, nhúng nước, phơi khô để làm các sản phẩm từ cỏ bàng thuần bằng phương pháp thủ công. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50km về hướng Bắc là làng Phò...
    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...
    4 11 e1713513096642

    Quảng Ninh: Khai thác phát triển du lịch từ lợi thế miền núi

    Quảng Ninh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc. Từ lợi thế này, tỉnh đã chú trọng bảo tồn, phát huy các giá...

Được quan tâm