Công tử Bạc Liêu, những giai thoại và cuộc sống xa hoa. (Phần 2)

Dương Phong 381 lượt xem 16 Tháng Hai, 2022

Chúng ta đã biết và nghe nói đến nhiều câu chuyện về Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, về việc ông tiêu tiền như thế nào, sống sang trọng ra sao, hay những lần ăn chơi xa xỉ của ông với các vị công tử Miền Tây khác như đốt tiền nấu trứng và để thắp sáng, đi máy bay thăm ruộng, chạy canô trên sông…. Nhưng ít ai biết được sinh hoạt hằng ngày và cuộc sống đời tư của ông.

CUỘC SỐNG XA HOA CỦA CÔNG TỬ

nha cong tu bac lieu nemtv 12

Ngôi nhà của Công Tử Bạc Liêu, được xây dựng với giá gần 400 tỉ đương thời.

Là cậu ấm của một gia đình giàu bật nhất thời bấy giờ, đời sống sinh hoạt của ông cực kỳ sang trọng và xa hoa. Mỗi một lần ra đường là một bộ suit may đo, thứ được xem như là mặt hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen ăn uống của ông còn sang trọng hơn: Buổi sáng thì ăn kiểu Tây, trưa ăn kiểu Tàu, chiều ăn kiểu Tây.

Khi có công việc hay đi Sài Gòn thì ông luôn ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, đều luôn có tài xế lái. Ở Sài Gòn ít khi thấy ông ở ngôi biệt thự của Trần gia mà thường hay thấy ông ở một trong những khách sạn nổi tiếng sang trọng. Có khi hứng chí đi dạo mát ông còn thuê cả chục chiếc xe kéo, ngồi trong một chiếc trong khi những chiếc còn lại chở những món đồ như nón, kính, hoặc gậy…

Công tử Bạc Liêu là một người luôn xê dịch và rất ham vui, với mỗi cuộc ăn chơi nổ trời diễn ra, ông lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm panh. Mỗi chủ nhật thì ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc Cần Thơ. Không những vậy, ông cũng được biết đến là một tay cờ bạc khét tiếng, chơi mỗi ván với số tiền cược cao ngất ngưỡng.

CUỘC ĐỜI ĐA TÌNH, ĐÀO HOA.

Không chỉ là người có những thú vui khác người mà ngay cả trong tình trường thì Bạch Công Tử cũng rất đào hoa và đa tình. Không như những người anh, người em khác, Trần Trinh Huy có đến 4 người vợ và vô số nhân tình, và đổi lại những người đó đều góp phần lấy đi ít nhiều gia sản của gia đình do cha ông để lại. Vì ăn chơi quá phóng túng, sau cùng tài sản ông dần mất trắng sau khi hoang phí gần hết tài sản gia đình, chỉ để lại được cho các con vài căn phố lầu.

Người vợ đầu là người Pháp, trong thời gian Ba Huy đi học ở Pháp. Về nước ông cưới một người vợ ở Bạc Liêu là Ngô Thị Đen. Cô ở với ông sinh được người con gái là cô Hai Lưỡng. Sau cô Hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài Gòn ở hẳn. Ông lấy thêm một bà nữa (bà Nguyễn Thị Hai) và sinh được ba người con: Thảo, Nhơn, và Đức.

ke lai nhung chuyen tinh trong doi cong tu bac lieu

Công tử Bạc Liêu và người vợ đầu tiên.

Người vợ cuối cùng xuất hiện trong đời ông khoảng năm 1968, Ba Huy dọn về căn nhà phố đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống, ông thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. Hỏi thăm thì được biết cô gái đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Ba Huy đến nhà ông già xin “đổi” căn nhà đó lấy cô gái. Ông già và cô gái sau khi bàn bạc đồng ý. Và đó là người vợ cuối cùng của Ba Huy, kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có ba con trai và một con gái tên Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.

nhacongtubaclieu 4

Hình ảnh của công tử Bạc Liêu và tất cả những người vợ của ông. Ảnh: Wikipedia.

TÁN GIA BẠI SẢN, QUA ĐỜI.

Khi Trần Trinh Trạch mất tại Sài Gòn năm 1942, tài sản được chia cho các con trai của mình. Tiếc thay ông Ba Huy không có tài làm ăn như cha mà chỉ quen tiêu xài hao phí nên gia sản cứ hao hụt dần, cộng với những chính sách cải cách ruộng đất với chủ trương lấy đất của địa chỉ đã khiến cho kinh tế gia đình thêm điêu đứng.

 Không còn hoa lợi từ ruộng đất, không biết chuyển hướng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như Công nghiệp – Dịch vụ, lại quen tiêu xài phung phí nên gia sản của Ba Huy biến mất nhanh chóng.

Sau cái chết của ông năm 1974 thì tất cả gia tài trong gia đình đều bị hoang phí hết cả. Chỉ để lại những căn phố lầu cho con cái, con cái của ông cũng học theo thói tiêu xài hoang phí của cha, ăn chơi xa xỉ để rồi phải bán hết nhà cửa, đồ đạc, đất đai rồi mỗi người lưu tán một phương. Sau cùng chỉ còn người con thứ của ông, Trần Trinh Đức với sự giúp đỡ của Nhà Nước tìm về Bạc Liêu và ở lại căn nhà cũ, viết sách và làm hướng dẫn viên du lịch cho chính căn nhà của cha mình, giờ là Khách Sạn Công Tử Bạc Liêu.

Cong tu Bac Lieu 01

Khách sạn Công Tử Bạc Liêu, nơi từng là nhà của Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ảnh: Tống Đức Thuận

ke lai nhung chuyen tinh trong doi cong tu bac lieu 1

Ông Trần Trinh Đức, người con của Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ảnh: Người lao động.

Cuộc sống của Công Tử Bạc Liêu là một màu vàng sang trọng, ông đã sống một cách đầy xa xỉ, phóng khoáng, tiêu tiền không tiếc tay, sỡ hữu cho mình những thứ đắt giá nhất bấy giờ, sang trọng nhất bấy giờ, từ máy bay, quần áo cho đến những món ăn mỗi ngày,… Tất cả những điều đó chứng tỏ sự giàu sang bậc nhất của ông.

Tiếc thay, sự giàu sang của ông và gia đình ông không tồn tại mãi, ông đã sinh ra trong giàu có, sống trong giàu có, nhưng lại chết trong sự nghèo khó. Và con cháu ông về sau cũng vậy, điều đó chứng tỏ một câu tục ngữ: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” quả thật rất đúng. Tuy không cống hiến và để lại gì cho cuộc đời nhưng ông đã chắc chắn khiến cho bất kì cũng phải nhớ đến hoặc biết đến ông, một con người sống đúng với cái tên: Công Tử Bạc Liêu.

Tổng hợp: Dương Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    4 6

    The La, khắc khoải bảo tồn

    The lụa La Khê từng được coi là tinh hoa Thăng Long, một di sản đã đi vào ca dao, tục ngữ từ hàng trăm năm qua. Thế nhưng di sản ấy đang chìm dần vào quên lãng, người nắm giữ di sản phải đối mặt với thực trạng cầm cự, giữ nghề từng ngày....
    1 8

    Khám phá làng chài cổ giữa lòng di sản Vịnh Hạ Long

    Khi nhắc đến Vịnh Hạ Long, nhiều người nghĩ ngay đến những dãy núi đá vôi trùng điệp nổi lên giữa làn nước xanh ngọc, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng giữa lòng vịnh kỳ vĩ này còn ẩn giấu một “viên ngọc văn...
    2 5

    Những người ‘giữ lửa’ nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Kon Tum

    Bên mái nhà sàn, trong bộ trang phục truyền thống những người phụ nữ DTTS ở Kon Tum ngày ngày miệt mài bên khung cửi. Không chỉ tạo ra các sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau chỉ dạy cho con, cháu lưu truyền nghề dệt qua...
    15

    Danh thắng Yên Tử trên hành trình trở thành Di sản thế giới

    Hồ sơ di sản Yên Tử đang được gấp rút hoàn thiện theo yêu cầu của UNESCO, với thời hạn nộp báo cáo vào ngày 8/11/2024, để chính thức được công nhận trở thành Di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Theo đó, sau 3 năm, Hồ sơ khoa học quần...
    12

    Nam Định – vùng đất thấm đẫm văn hóa, lịch sử

    Nam Định là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa, có nhiều lễ hội đặc sắc gắn với các di tích lịch sử. Nơi đây có tới hơn 200 lễ hội truyền thống, tập trung tại thành phố và các huyện Nghĩa Hưng, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Mỹ Lộc, Hải Hậu… Nơi có...

Được quan tâm