Con hẻm trăm tuổi đậm chất Hong Kong giữa trung tâm Sài Gòn

Trần Hùng 147 lượt xem 26 Tháng Năm, 2021

Xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ trước, hẻm Hào Sỹ Phường hiện nay là nơi sinh sống của nhiều người Việt gốc Hoa. 

11 19
Hào Sỹ Phường là tên gọi của một con hẻm ở địa chỉ số 206, đường Trần Hưng Đạo (quận 5). Tuy lối vào nằm ngay mặt đường nhưng nếu không để ý bạn có thể lướt qua mà không nhận ra. Để vào hẻm, bạn phải đi qua một gầm tối với mảng tường có màu xanh ngọc bích đã cũ.
12 20
Tọa lạc gần như ở trung tâm của Chợ Lớn, ban đầu nơi này chỉ toàn người gốc Hoa gốc Tiều và Hải Nam sinh sống. Dần dần một số người chuyển đi nơi khác và bán lại nhà cửa cho người Việt. Nhờ đó mà nếp sống, sinh hoạt hàng ngày của khu hẻm trở nên phong phú hơn.
13 20
Để lý giải cho cái tên Hào Sỹ Phường, người sống lâu năm ở đây cho biết, đến nay cũng chưa có câu trả lời chính xác. Có người diễn giải rằng Hào là được lấy từ chữ hào hiệp, Sỹ trong từ văn sỹ và Phường là phường buôn bán. Có nghĩa là khu phố buôn bán mang tinh thần của người hào hiệp và có tâm hồn thi sĩ. Nhưng cũng có người nói rằng trước đây, người sống trong hẻm hầu hết làm công cho một ông chủ có tên là Hào Sĩ, chữ Phường được dịch là một nhóm người làm công cho chủ. Từ đó mà có cái tên Hào Sỹ Phường.
14 17
Dù cách lý giải có khác nhau như thế nào, hơn trăm năm qua đã có không ít thế hệ lớn lên tại nơi này. Và dù cho thành phố ngày một phát triển, hẻm vẫn mang một màu sắc rất riêng, mà theo vài người, nơi đây giống như thời bao cấp ngày xưa.
15 15
Du khách đến đây sẽ có cơ hội quan sát những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa một cách sống động. Ngay từ những bước chân đầu tiên, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh Ngũ phúc lâm môn được dán ở trước cửa, bàn thờ Thổ Địa, bàn thờ Thiên rất đặc trưng của văn hóa Trung Hoa.
16 10
Đối với họ, thì chiếc bàn thờ cùng những câu liễn này dùng để cầu mong sự may mắn, bình an trong cuộc sống.
17 10
Theo lời kể lại của người dân trong hẻm,ban đầu các bức tường ở đây hầu hết quét vôi màu vàng. Trải qua nhiều năm, những mảng tường này xuống cấp nên các hộ gia đình phải sơn lại. Có nhà sơn lại nhưng vẫn giữ màu ban đầu, có nhà sửa sang lại nhưng vẫn giữ kiến trúc cũ khiến không gian ở đây vừa cổ kính vừa hiện đại.
18 10
Một điều thú vị nữa khi đến tham quan hẻm mà bạn sẽ nhìn thấy đó là những sào phơi đồ ở phía trước mỗi nhà.
19 8
Con hẻm có chiều dài khoảng 100 mét, trên dưới 50 hộ dân. Nhà có thiết kế theo dạng chung cư, gồm nhiều căn nhỏ được bố trí ở 2 tầng có các cầu thang để kết nối. Hẻm có hai lối thông ra đường lớn, một là Ngô Quyền và một là Trần Hưng Đạo.
20 8
Hào Sỹ Phường còn nổi tiếng là một trong những điểm săn ảnh của giới trẻ Sài Gòn. Ngoài ra, đối với du khách nước ngoài thì đây là nơi lý tưởng để khám phá đời sống của người dân Sài thành.

Theo VNE

 

Bài viết cùng chủ đề:

    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...
    20

    Du ký Việt Nam: Huế và vùng ngoại ô

    Chúng tôi lênh đênh trên biển nội địa này trong khoảng 4 giờ và rời đồn Thuận An [Trấn Hải đài] nằm ở bên phải, án ngữ con lạch nối biển với hệ đầm phá nhưng hiếm khi lưu thông được. Sáng nay gió thổi rất mát; sóng biển cuồn cuộn. Ba quả cầu treo...
    1

    Du ký Việt Nam: Trên đèo Hải Vân

    Đêm rất lạnh. Đèo chỉ cao 420 m. Nhưng gió thổi dữ dội khiến ta cảm thấy nhiệt độ như ở dãy Alpes, lạnh buốt, đặc biệt là khi một đám mây dày đặc bất chợt bay qua và đổ xuống núi một trận mưa như trút nước. Nhiệt kế tụt xuống 8 độ C....

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...

Được quan tâm