Có một Tây Nguyên đa sắc màu văn hóa

Trần Hùng 50 lượt xem 5 Tháng Sáu, 2021

Tây Nguyên là nơi hội tụ nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc đến đây đều mang theo bản sắc văn hóa riêng như: Thanh âm nhạc cụ truyền thống của người Thái, tiếng chiêng của người Mường, điệu then người Tày, Nùng hòa quyện cùng văn hóa của các dân tộc địa phương, tạo nên một Tây Nguyên đa sắc màu văn hóa, thắm tình đoàn kết.

11
Đội chiêng Mường xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột biểu diễn tại Ngày hội văn hóa

Quyến rũ chiêng Mường

Vào Đắk Lắk từ những năm 50 của thế kỷ trước, hiện nay đồng bào dân tộc Mường có hơn 1.000 hộ sinh sống tập trung tại thôn 1,2,3 xã Hòa Thắng, TP. Buôn Ma Thuột.

Cũng như các dân tộc sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên, cồng chiêng là linh hồn của người Mường. Đội chiêng của dân tộc Mường tất cả đều là nữ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bộ chiêng của người Mường có 12 chiếc, gồm 4 chiếc chiêng sầm, 1 chiêng giàn to nhất thường có âm thanh khác hẳn; còn 7 chiếc chiêng đôi, chiêng bè và chiêng hỏi-đáp âm phát ra giống nhau. Khác với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên người đánh chiêng chủ yếu nam giới, thì chiêng Mường lại chủ yếu là nữ.

Nhớ lại những năm mới vào Tây Nguyên lập nghiệp, bà Nguyễn Thị Hằng, Đội trưởng đội chiêng thôn 3 cho biết: Ngày đó bà con dân tộc Mường ở đây không có chiêng để đánh. Mỗi khi có lễ hội, chị em đi mượn chiêng trong các buôn đồng bào dân tộc tại chỗ, nhưng đặc thù của chiêng Mường có núm nên mỗi lần mượn lại phải chỉnh âm nên mất rất nhiều thời gian mới mượn đủ bộ chiêng. Tuy vậy, để tiếng chiêng Mường mãi ngân vang trên quê hương mới, phụ nữ dân tộc Mường luôn nỗ lực giữ gìn và phát triển.

Gần 10 năm trước, các nghệ nhân thành lập đội chiêng Mường và được chính quyền địa phương mua cho 1 bộ chiêng riêng. Hiện nay, xã Hòa Thắng có 2 đội chiêng Mường thôn 1 và thôn 3 với hơn 30 phụ nữ đủ mọi lứa tuổi. Điều đáng mừng nhiều bạn trẻ hào hứng tham gia vào đội chiêng. Em Lê Ngọc Phương Trinh, Đội chiêng thôn 3 chia sẻ: Nhà em 3 thế hệ tham gia đội chiêng, nay bà ngoại em già nghỉ thì hai mẹ con em tiếp nối. “Em được bà và mẹ truyền dạy nhiều kỹ năng nên từ nhỏ đã được học đánh chiêng, khi thành thạo tham gia đội chiêng cùng diễn tấu với mẹ và các bậc cao niên trong làng”.

12
Chợ phiên Đắk R’Măng (Đắk Nông)

Không chỉ sinh hoạt tại địa phương, hai đội chiêng Mường ở Hòa Thắng còn tham gia giao lưu, diễn tấu cồng chiêng trong các chương trình nghệ thuật quần chúng cùng các buôn làng khác trên địa bàn tỉnh. Đội chiêng Mường góp phần làm đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, văn nghệ các DTTS trên địa bàn.

Theo bà Nguyễn Thị Hòa, Đội trưởng Đội chiêng thôn 1, những năm gần đây, đời sống kinh tế của cộng đồng người Mường ở đây ổn định. Bà con có thời gian chăm lo hơn về hoạt động văn hóa, tinh thần nên dù bận rộn với công việc gia đình, hầu như phụ nữ Mường ít khi bỏ sinh hoạt văn hóa cộng đồng.

13
Đồng bào dân tộc Thái xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột sinh hoạt văn hóa Thái

Bức tranh văn hóa đa sắc màu

Mỗi DTTS đến Tây Nguyên đều mang theo những bản sắc văn hóa riêng tạo nên một không gian văn hóa Tây Nguyên phong phú, đa dạng.

Hơn nửa thế kỷ trước, đồng bào dân tộc Thái từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu vào xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột lập nghiệp mang theo nét đẹp trang phục truyền thống, chữ viết và các loại hình nghệ thuật dân gian khác như: “Hạn khuống”, đàn tính tẩu và Tết Thái vào rằm tháng giêng. Ngày hội Tết Thái là thời điểm để các cô gái Thái khoe trang phục truyền thống, hát những bài hát Thái, điệu múa xòe, nhảy sạp rộn ràng và cùng chơi ném còn.

Là một người tâm huyết với văn hóa truyền thống dân tộc Thái, chị Lù Thị Hạnh ở thôn 1, xã Hòa Phú góp công lớn trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Thái tại Đắk Lắk. Chị Hạnh chia sẻ: Chúng tôi không chỉ giữ gìn mà còn khôi phục được văn hóa truyền thống cổ của người Thái trên quê hương mới.

Nhiều năm qua, Lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại huyện Krông Năng là một điểm nhấn văn hóa thu hút rất đông du khách trong và ngoài tỉnh tham gia. Nơi đây hội tụ nét đẹp múa xòe của người Thái, điệu hát then, hát lượn hòa vào tiếng đàn tính của người Tày, Nùng vang vọng giữa không gian bao la núi rừng Tây Nguyên. Các thế hệ tiếp nối nhau phát triển đội văn nghệ dân gian, Câu lạc bộ đàn tính, hát then. Đặc biệt, tại làng Quảng Hòa, thôn Tam Điền, xã Ea Tam, đồng bào Nùng vẫn còn giữ những nếp nhà xưa.

14
Nhà sàn của đồng bào Nùng huyện Krông Năng, Đắk Lắk

Cũng giống như các DTTS đến Tây Nguyên, đồng bào Mông ở vùng Tây Bắc đã mang nét đẹp của chợ phiên đến xã Đắk R’măng, huyện Đắk G’long, tỉnh Đắk Nông. Chợ phiên Đắk R’măng được tổ chức vào chủ nhật hàng tuần, đồng bào Mông ở khắp các địa phương trên địa bàn huyện Đăk G’long về chợ phiên mua sắm, vui chơi và thưởng thức những món ẩm thực truyền thống của dân tộc mình, gặp gỡ, kết giao bạn bè.

Bà La Bế Thủy Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Tam cho biết, văn hóa là nguồn cội, hồn cốt của dân tộc. Các DTTS làm cho diện mạo đời sống văn hóa Tây Nguyên ngày càng phong phú. Không chỉ đơn thuần giữ gìn bản sắc văn hóa mà bà con còn giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Đến Tây Nguyên, đồng bào các DTTS cùng nhau góp công góp sức khôi phục, phát huy các di sản văn hóa,những vốn quý của tổ tiên để lại góp những sắc màu vào bức tranh văn hóa đa sắc màu các dân tộc trên vùng đất đỏ ba zan.
Theo báo dân tộc

Bài viết cùng chủ đề:

    4 18

    Việt Nam từ trên cao: Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở Hóc Môn

    Khung cảnh thu hoạch rau nhút ở xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TPHCM thu hút nhiều nhiếp ảnh gia tìm đến “săn” ảnh trong thời gian gần đây. Nhìn từ trên cao, những ao rau nhút hiện lên xanh mướt, đầy ấn tượng. Những ao rau nhút xanh mướt với góc nhìn từ trên...
    1 24 e1713856277832

    Phát hiện hang động lớn gần quần thể di tích quốc gia

    Trong quá trình khai thác mỏ đá ở núi Đụn, người dân xã Hà Long, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) đã phát hiện một hang động khá lớn gắn liền với quần thể di tích quốc gia. Theo báo cáo của UBND huyện Hà Trung, khu vực mỏ đá vôi núi Đụn, xã Hà Long...
    1 23

    Xanh mướt mùa thu hoạch cỏ bàng ở Phò Trạch, Huế

    Cứ đến tháng 3 âm lịch, dân làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào mùa thu hoạch cỏ bàng, nhúng nước, phơi khô để làm các sản phẩm từ cỏ bàng thuần bằng phương pháp thủ công. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50km về hướng Bắc là làng Phò...
    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...
    4 11 e1713513096642

    Quảng Ninh: Khai thác phát triển du lịch từ lợi thế miền núi

    Quảng Ninh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đẹp. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc. Từ lợi thế này, tỉnh đã chú trọng bảo tồn, phát huy các giá...

Được quan tâm