Chuyện lạ ở Hà Nội: Bí ẩn ngôi nhà cổ chỉ xây trong 1 đêm, vững chãi suốt 300 năm!

Trần Lâm 148 lượt xem 7 Tháng Năm, 2023

Không dễ để nhìn thấy căn nhà từ xa bởi nó bị che khuất bởi các biển hiệu và kiến trúc hiện đại của các nhà khác.

Căn nhà này có “tuổi đời” đã 115 năm, chứng kiến sự lớn lên và trưởng thành của 5 thế hệ.

Căn nhà đặc biệt duy nhất ở phố cổ

Nằm giữa phố Hàng Cân, một căn nhà nhỏ lặng lẽ tồn tại, mang trong mình nét đẹp của một thời Hà Nội đã lùi xa vào quá khứ. Đây có lẽ là căn nhà cổ duy nhất được con cháu trong gia đình giữ nguyên nét văn hóa cũ và sử dụng cho đến ngày hôm nay.

Chị Trần Minh Thủy (46 tuổi), con cháu trong ngôi nhà 42 Hàng Cân chia sẻ: “Căn nhà được xây dựng từ lúc chưa có đường nhựa. Trước kia, ở đây là bãi sông Hồng bồi lên, cổ lắm, khắp nơi toàn đất thôi. Thậm chí mỗi lúc lau nhà, càng lau đất càng ùn lên.”

r1
Ngôi nhà nằm lọt thỏm giữa phố xá tấp nập

Trước nhà, quầy bán giấy dó của mẹ chị Thủy cũng gợi lại nét cổ xưa. “Nghe mẹ tôi kể, từ thời Pháp thuộc thì bán đủ các thứ. Nào là bán chè, bán gương, đủ các loại hàng tạp hóa. Còn bán giấy thế này cũng được 25 năm rồi”.

Cũng theo lời 2 mẹ con chị, ngôi nhà này từ khi được xây lên đến nay chỉ có mình dòng họ chị sinh sống, không cho ai thuê, mà cũng không nhượng lại cho ai như những nhà khác.

Có một thời gian sau giải phóng, căn nhà bị đóng cửa bỏ không vì mọi người đều đi học, đi làm xa hết. Nhưng đến năm 1992, khi mẹ chị Thủy về hưu, bà mới mở cửa lại và bắt đầu bán hàng giấy.

Nét yên bình từ những góc thân quen

Ngôi nhà 42 Hàng Cân được xây 2 tầng. Nhìn vào căn nhà, tưởng như một mình nó đang chống lại sự trôi chảy của thời gian. Từ mặt tiền cho đến bếp, từ căn gác xép hay cánh cửa và cả các vật dụng nhỏ, tất cả đều tái hiện một Hà Nội rất xưa.

Ngôi nhà này có điểm đặc biệt là các phần như bếp, gác xép, gian chính,… không hề liên quan đến nhau. “Nhà làm rất đơn sơ, chả có kiến trúc với thiết kế gì cả. Cứ xây lên, đục lỗ rồi cho gỗ vào, đúng kiểu nhà Đông Kinh Nghĩa Thục. Thế nên là gác xép mà đổ thì đằng sau còn nguyên, mà phần bếp nhỡ có sập thì trên này vẫn không ảnh hưởng gì.”
r2
Mọi không gian trong căn nhà vẫn nguyên như 115 năm trước

Bằng ánh mắt tự hào, chị Thủy nói: “Căn nhà này, từ lúc được dựng lên đến nay, hầu như chưa có bất cứ điều gì thay đổi. Từ cái tường đến các thanh gỗ đỡ căn gác xép, đến cả cái phản này cũng có từ đời các cụ, các kị rồi. Chỉ có cái mái tôn là phải sửa chữa một tí, vừa để nhà đỡ sập, vừa tạo không gian thoáng mát hơn”.

Các thanh gỗ trên trần nhà và cả cánh cửa gỗ có từ lúc căn nhà mới được xây lên, cho đến giờ tuy đã bị mối mọt ăn ít nhiều nhưng vẫn còn nguyên. “Nhà tôi cũng không muốn thay”, chị Thủy tâm sự, “Nhìn thế chứ chắc chắn lắm, chẳng biết bao giờ mới hỏng”.

r3
Trần nhà và cánh cửa tuy đã cũ nhưng vẫn chắc chắn

Ngôi nhà này từ bao đời nay vẫn là nơi đi về, sum họp của 5 thế hệ con cháu. Như lời chị Thủy, gốc gác cả nhà ở đây nên căn nhà chứa đựng rất nhiều giá trị. “Tuy giờ mọi người trong nhà không còn ở đây đông đủ nữa, nhưng cứ đến ngày giỗ, ngày Tết là mọi người vẫn tập trung đông đủ. Những hôm như thế, cả nhà phải ngồi 6,7 mâm cỗ mới hết”.

r4
Căn bếp của căn nhà 42 phố Hàng Cân.

Có 1 người nước ngoài năm nào tới Việt Nam cũng phải đến ngắm ngôi nhà ở 42 phố Hàng Cân. Ông đưa ra yêu cầu chủ nhà không được sửa chữa gì cả, phải để nguyên mọi thứ, giữ gìn cái truyền thống. Hơn nữa, là để có cái cho ông … ngắm, tưởng tượng về 1 Hà Nội xưa mà giờ khó có thể thấy lại.

 

Phố cổ tổng hợp

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    1 14

    Nhớ về thời hoàng kim của ‘băng video’, ‘đầu video’

    Các hàng cho thuê băng video hồi ấy có đủ mọi thể loại phim như chưởng Tàu, hành động Mỹ, tâm lý xã hội, hoa hậu áo tắm, thậm chí… “phim con heo”. Trong thập niên 1990, nói đến văn hóa phim ảnh ở các gia đình Việt Nam là nói đến những cuốn “băng...
    tapchidangnho d5d503c8de8e37d06e9f

    Tục lệ Cúng Đất ở Huế

    Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng Đất một cách thành kính. Lễ cúng này thường diễn ra vào tháng Hai hay tháng Tám âm lịch. Phải nói rằng Cúng Đất biểu...
    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    1 10

    Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn – Ga xe lửa Sài Gòn

    Tọa lạc trong Vườn Bách thảo Sài Gòn. Thời Pháp gọi là Viện bảo tàng Blanchard de la Brosse, đặt theo tên thống đốc Nam kỳ, người đã cho khởi công xây bảo tàng. Bảo tàng Blanchard de la Brosse – Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn Bảo tàng thành lập vào năm 1929, còn...

Được quan tâm