Chuỗi triển lãm hơn 700 tranh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông

Huyền Linh 33 lượt xem 14 Tháng Ba, 2025

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông, một chuỗi triển lãm sẽ được tổ chức, giới thiệu hơn 700 tác phẩm của ông với công chúng.

Ngày 13/3, tại Nhà triển lãm 92 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP HCM đã diễn ra buổi giới thiệu 3.000 tác phẩm của họa sĩ Huỳnh Phương Đông.

Từ hơn 3.000 tác phẩm này, chuỗi triển lãm “Hành trình Huỳnh Phương Đông” chọn bày hơn 700 tác phẩm ở 4 địa điểm khác nhau, sẽ trở thành sự kiện triển lãm quy mô lớn nhất về tranh Huỳnh Phương Đông từ trước đến nay.

8 4
Cố họa sĩ Huỳnh Phương Đông và một tác phẩm của mình. Ảnh: BTCCố họa sĩ Huỳnh Phương Đông và một tác phẩm của mình. Ảnh: BTC

Chuỗi triển lãm do các bảo tàng, gia đình họa sĩ Huỳnh Phương Đông và SANN – The House of Art phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (1925-2025) và 100 năm ngày sinh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông (1925-2025).

Triển lãm sẽ khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM ngày 15/3, sau đó dự kiến diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (10/4), Nhà trưng bày triển lãm thành phố (20/3) và một địa điểm đặc biệt (sẽ công bố sau), dự kiến ngày 22/4.

Ngoài ra, một bộ sách (dự kiến 10 cuốn) về tác phẩm Huỳnh Phương Đông cũng sẽ được ra mắt vào dịp 30/4.

Qua chuỗi triển lãm lần này, công chúng có thể nhận thấy họa sĩ Huỳnh Phương Đông là một người dành cả cuộc đời của mình chỉ để vẽ. Ông là người có ý thức bảo quản tác phẩm, nên ngày nay chúng ta mới có dịp nhìn ngắm lại hành trình hội họa xuyên suốt và thú vị của ông.

9 3
“Du kích Củ Chi” – tranh lụa của Huỳnh Phương Đông. Ảnh: BTC

Giới thưởng ngoạn sẽ được nhìn thấy một Huỳnh Phương Đông đa dạng và đa diện, từ các ký họa phong cảnh thời chiến cho đến ký họa phong cảnh thời bình – xây dựng đất nước, từ những con người trong chiến tranh, đi qua chiến tranh và trở về cuộc sống thường nhật, từ những chuyến đi khắp Việt Nam cho đến các chuyến đi nhiều nước trên thế giới, từ chân dung chỉnh tề cho tới tranh khỏa thân…

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm