Chùa My Dương

Huyền Linh 103 lượt xem 18 Tháng Hai, 2025

Chùa My Dương (Long Khánh tự) nằm bên bờ sông Đáy, xưa thuộc làng Lỗi Dương (sau này đổi tên thành làng My Dương hay Mai Chúa), nay thuộc địa bàn xã Thanh Mai (huyện Thanh Oai, Hà Nội).

4 5

Theo các nguồn sử liệu còn lưu tại chùa, điển hình là tấm bia đá dựng năm Chính Hòa thứ nhất (1680), có thể đoán định rằng chùa My Dương đã được khởi dựng từ thời Lê Trung hưng (1533 – 1789). Đây từng là một trung tâm Phật giáo quan trọng của vùng đất này. Đặc biệt, trong quá trình khai quật khảo cổ học tại khu bãi Rồng, nơi từng đặt đình làng, đã phát hiện quả chuông Thanh Mai bằng đồng được đúc vào thời nhà Đường, năm Trinh Nguyên thứ 14 (798), được đánh giá là quả chuông cổ nhất Việt Nam và đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Trải qua nhiều thế kỷ, chùa My Dương đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần. Kiến trúc ngày nay của đình còn lưu giữ những nét kiến trúc điển hình của thời Nguyễn, khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Mặt bằng kiến trúc tổng thể của chùa được thiết kế theo kiểu chữ “Công”, bao gồm: Tiền đường, thiêu hương và thượng điện.

Tiền đường gồm 3 gian 2 dĩ, xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai. Thiêu hương được xây theo kiểu nhà ống muống, gồm 2 gian dọc nối tiền đường và thượng điện, hai bên bài trí bộ tượng Thập điện Diêm vương từ thế kỷ XIX.

Thượng điện là công trình kiến trúc có quy mô khiêm tốn gồm 1 gian 2 chái, nền nhà cao gần 1m, nhưng lại có phần kết cấu vững chắc và được trang trí cầu kỳ, tinh xảo. Bộ khung của tòa thượng điện được dựng trên 4 cột cái và 12 cột quân, liên kết bằng các vì kèo kiểu “giá chiêng, hạ kẻ bẩy” hoặc “rường nách” đỡ bốn mái với các góc đao cong. Tại đây hiện còn giữ được những đấu kê đầu cột to và dày gấp đôi các đấu kê ở những hạng mục kiến trúc khác. Các con rường ở hiên hậu được chạm nổi khối kiểu bụng lợn. Trên các đầu dư có tạc đầu rồng bằng kỹ thuật chạm lộng, chạm bong mang đậm dấu ấn mỹ thuật thời Mạc…

Trong chùa My Dương hiện còn lưu giữ hệ thống hiện vật quý giá gồm: Bộ tượng Phật có niên đại từ thế kỷ XVII – XVIII; tượng Quan Âm và các tượng hậu mang phong cách điêu khắc thời Lê, Mạc; 1 quả chuông đồng đúc năm Minh Mệnh thứ 21 (1840); 5 tấm bia đá từ thời Lê – Nguyễn, trong đó có bia “Hậu Phật bi ký” năm Chính Hòa thứ nhất (1680)…

Với giá trị lịch sử, văn hóa, và nghệ thuật đặc sắc, năm 1999, chùa My Dương đã được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm