Chùa Mạch Tràng

Huyền Linh 91 lượt xem 19 Tháng Hai, 2025

Nằm trên một khu đất cao ráo cạnh sông Hoàng bên ngoài thành Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự) là ngôi chùa cổ của làng Mạch Tràng (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội).

304

Tên làng được lý giải, rằng từ thời Âu Lạc, An Dương Vương đã đem giống lúa mạch về dạy dân trồng cấy và đặt kho lương thực tại đây. Sau này, Ngô Quyền lại mở trường học quốc gia (“tràng” có nghĩa là “trường”) nên ngôi làng này có tên là Mạch Tràng. Đây cũng là nơi phát hiện nhiều di chỉ khảo cổ học cho thấy dấu tích con người cư trú cách đây hàng nghìn năm.

Chùa Mạch Tràng nằm trong khuôn viên rộng gần 5.000m2. Kiến trúc của chùa được bố trí theo mặt bố cục kiểu “nội công, ngoại quốc”. Bắt đầu là tam quan nằm sát đường làng, được dựng bằng gỗ, gồm ba gian với hai tầng bốn mái, xây kiểu tường hồi bít đốc, tay ngai. Bốn vì kèo gỗ được thiết kế theo kiểu “thượng chồng rường – xà, trung chồng rường – giả thủ”. Kiểu kiến trúc này gồm hai công năng, vừa là cổng vừa là gác chuông. Chính giữa nóc vì ghi niên đại Khải Định thứ năm (1920), cho biết năm tu bổ chùa.

Tiền đường rộng năm gian hai dĩ với khung gỗ lợp ngói ta; đầu hồi xây bít đốc, tay ngai, trụ biểu. Nền nhà cao, có bậc lên kiểu “tam cấp”. Chính giữa bờ nóc mái có tấm biển đắp ba chữ Hán: “Quang Linh tự”. Đáng chú ý là bộ vì ở giữa có hai bức cốn bán mê chạm nổi đề tài “tứ linh quần tụ” hay long chầu, tứ quý tinh xảo.

Nối tiền đường và thượng điện là tòa thiêu hương, gồm bốn gian hai dĩ. Các vì kèo gỗ được đục chạm theo dạng thức “thượng chồng rường, con nhị, hạ kẻ truyền”. Trên các gian của tòa thiêu hương và thượng điện trang trí cửa võng và hoành phi câu đối mang nội dung ca ngợi đức Phật. Sau thượng điện là nhà thờ Tổ và Mẫu, gồm năm gian, có kết cấu mặt bằng hình chữ “Đinh”. Trước hai bên hành lang có hai tháp sư Tổ.

Trong chùa Mạch Tràng hiện còn nhiều di vật quý, đặc biệt là các mảng chạm khắc trang trí tinh xảo. Điển hình như bức cửa võng “Thiều châu” trong thượng điện được chạm khắc sống động, thể hiện hình tượng “tứ linh”, “tứ quý”. Bên cạnh đó là các cửa võng mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn; 7 bức hoành phi, 7 đôi câu đối; 38 pho tượng tròn có chất liệu thổ mộc mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX; 2 pho tượng hậu bằng đất đặt trên bệ sen bằng gỗ; hệ thống tượng thờ Phật, Mẫu, Tổ; 1 quả chuông đồng “Quang Linh tự chung” không rõ niên đại; 12 bia đá mang niên đại thời Nguyễn cùng đỉnh hương, lọ hoa, đài lễ.

Năm 1997, chùa Mạch Tràng được xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Theo Nhịp sống Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm