Choáng ngợp trước nhà thủy tạ cực đẹp của vua Tự Đức

Trần Hùng 495 lượt xem 12 Tháng Năm, 2021

Không chỉ là điểm nhấn của Lăng vua Tự Đức, Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ còn có thể được coi là những công trình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Đây là hai công trình độc đáo theo kiến trúc nhà tọa trên mặt nước, được xây dựng vào năm 1864 dưới triều Tự Đức.

Hai ngôi nhà này có quy mô không lớn, trang trí đơn giản nhưng có một tỷ lệ kiến trúc hoàn hảo, nên thơ, hòa hợp với cảnh trí trữ tình ở hồ Lưu Khiêm của lăng Tự Đức. Xung Khiêm Tạ là nơi nhà vua nghỉ ngơi, hóng mát, làm thơ, thưởng thức nghệ thuật. Còn Dũ Khiêm Tạ là bến thuyền dành cho nhà vua khi ngao du thưởng cảnh ở hồ Lưu Khiêm…
11 5 e1620818867411
Nằm bên hồ Lưu Khiêm của lăng vua Tự Đức ở Huế. Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ là hai công trình kiến trúc hiếm hoi có hình thức Nhà tạ – Nhà được dựng trên mặt nước còn được bảo tồn ở Cố đô Huế ngày nay.
12 9 e1620818882954
Cả hai nhà tạ này cùng được xây dựng vào năm 1864 dưới triều Tự Đức. Xung Khiêm Tạ – Trái nằm ở phía Bắc hồ Lưu Khiêm, còn Dũ Khiêm Tạ – Phải nằm ở phía Tây, cùng có hướng nhìn quay ra mặt hồ. Xung Khiêm Tạ bao gồm hai bộ phận Chính doanh và Tiền doanh được nối với nhau bằng một Thừa lưu.
14 9 e1620818923309
Chính doanh là không gian sinh hoạt chính, có phần nền nằm trên mặt đất. Kết cấu như một ngôi nhà rường có 6 gian bằng gỗ.
15 8 e1620818934722
Không gian bên trong Chính doanh bên trong Xung Khiêm Tạ.
17 5 e1620818949538
Các kết cấu gỗ được chạm khắc tinh xảo những mô-típ nghệ thuật cung đình Huế.
18 5 e1620818963469
Nội thất khu vực này được trang trí bằng những bức tranh sơn mài tinh tế.
19 4 e1620818974133
Từ Tiền doanh của Xung Khiêm Tạ nhìn ra hồ Lưu Khiêm.
20 4 e1620818984942
Hai đầu mái được Xung Khiêm Tạ trang trí bằng mô-típ cá chép.
21 8 e1620818995850
Từ sân trước lăng có một cầu đá ba nhịp dẫn vào Xung Khiêm Tạ.
22 6 e162081900492623 6 e1620819014165 24 5 e1620819024438
Dũ Khiêm Tạ nằm cách Xung Khiêm Tạ chừng 50 mét, có quy mô nhỏ hơn nhiều lần.
Tổng hợp Theo Kiến Thức

Bài viết cùng chủ đề:

    10

    Đặc sắc lễ Mừng lúa mới của người K’Ho

    Trong lễ Mừng lúa mới (Nhô lir bong) truyền thống của người K’Ho, các chàng trai, cô gái của buôn làng cùng nhau nhảy múa quanh cây nêu, chóe rượu cần, mừng cho một mùa màng bội thu. Ngày 15.12, UBND H.Di Linh (Lâm Đồng) đã tổ chức phục dựng lễ Mừng lúa mới tại làng truyền thống...
    5 3

    Du ký Việt Nam: Tại phủ đệ Tuy Lý Vương

    Tôi từng có dịp tình cờ nói về Tuy Lý Vương [Nguyễn Phúc Thư]. Nhưng vài dòng là quá ít đối với một nhân vật tầm cỡ như vậy, nhân vật có thế lực nhất vương quốc sau nhà vua. […] Dù khá kín tiếng và hiếm khi bày tỏ tại hội đồng, nhưng do...
    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm