Chợ tình Khâu Vai: Thêm rộn rã bước chân đôi lứa tìm về

Trần Hùng 142 lượt xem 4 Tháng Bảy, 2021

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1952/QĐ-BVHTTDL đưa “Tập quán xã hội và tín ngưỡng Chợ Phong Lưu Khâu Vai”, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Việc công nhận phiên chợ một năm chỉ có 1 lần thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa quan trọng, góp phần quảng bá, phát triển du lịch ở mảnh đất nổi tiếng với đá của Hà Giang nói riêng và đất nước hình chữ S nói chung.

Độc đáo phiên trợ trăm năm

Theo tiếng Nùng: Khâu Vai có nghĩa là đèo gai, nhưng không hiểu, có phải do chợ họp ở trên một quả đồi tại thôn Khâu Vai, xung quanh bạt ngàn đá gai trông rất lãng mạn hay không mà nó được đặt tên là “Chợ tình Khâu Vai”.

11
Chợ tình Khâu Vai là một câu chuyện tình lãng mạn đầy tính nhân văn

Cách đây 20 năm tôi đã được đến chợ tình này, và có dịp hỏi nhiều bậc cao niên trong xã về nguồn gốc phiên chợ đặc biệt. Có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng phần đông cho rằng, chợ được bắt nguồn từ câu chuyện của chàng Ba và nàng Út yêu nhau nhưng gia đình nàng Út không đồng ý vì gia đình chàng Ba nghèo và khác dân tộc. Không nhận được sự đồng thuận của gia đình, chàng Ba và nàng Út đã đưa nhau lên núi Khâu Vai sinh sống. Chính vì mối tình này, hai tộc người đã xô xát. Không đành lòng trước sự mẫu thuẫn của dòng tộc, chàng Ba và nàng Út đã chia tay nhau để trở về gia đình. Tuy nhiên, khi chia tay họ ước hẹn, vào ngày 27/3 Âm lịch sẽ tìm đến chỗ hòn đá thề này để ôm chặt nhau và cùng đi vào cõi vĩnh hằng…

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Trọng Báu, chợ tình Khâu Vai được tổ chức lần đầu năm 1919 để tưởng nhớ mối tình tuyệt vọng giữa một đôi trai gái bị gia đình cấm cản. Đây là một câu chuyện tình lãng mạn đầy tính nhân văn. Đó là một truyền thống có ý nghĩa, cần được bảo tồn. Chợ tình Khâu Vai như một hình thức hóa giải những ẩn ức, bế tắc cho cả cộng đồng, bằng cách tạo cho người ta một lối thoát về tình cảm. Những đôi không lấy được nhau còn có cơ hội gặp nhau lần nữa, những cặp nam nữ trẻ tuổi có thể đến đây để tìm hiểu nhau.

Tiến sĩ, nhà dân tộc học Lò Giàng Páo – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dân tộc học, Ủy ban Dân tộc, người con của dân tộc Lô Lô (huyện Mèo Vạc) – kể rằng, khi ông 8 tuổi thường được bố đưa đến chợ. Bố ông lúc đó là công an huyện Mèo Vạc, thường có mặt khi phiên chợ để kiểm tra tình hình an ninh trật tự. Phiên chợ Khâu Vai không dành cho bất cứ một dân tộc nào mà là nơi giao lưu của các dân tộc ở Mèo Vạc và những huyện lân cận Hà Giang. Khi đến chợ không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, lớp tuổi. Mọi người đến đều mang theo một tâm thế vui vẻ, pha chút bâng khuâng, ngậm ngùi, mong ngóng.

Địa chỉ du lịch hấp dẫn

Trước đây, Chợ tình Khâu Vai thuần túy chỉ là nơi hò hẹn, tìm hiểu, trải lòng của các đôi nam nữ. Vì thế, mang tiếng là chợ nhưng không có buôn bán gì, ai đến chợ cũng đùm đúm mang theo cơm và rượu. Nhưng ngày nay, là nơi để mọi người tụ tập, giao lưu và cũng để buôn bán, trao đổi nhiều loại hàng hóa tiêu dùng.

12
Dệt vải lanh truyền thống của dân tộc Mông được tái hiện tại phiên chợ

Năm 1993, năm đầu tiên tỉnh Hà Giang hỗ trợ cho huyện Mèo Vạc và xã Khâu Vai trong việc tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các nội dung, gắn lễ hội với nội dung chợ tình, và từ đó đến nay, cứ đúng ngày 27/3 âm lịch chợ tình lại họp. Tuy nhiên, từ chiều ngày 26/3 dòng người thuộc các dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy… ở Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái… đã rộn ràng xuống chợ. Cả khu chợ như khoác lên mình chiếc áo rực rỡ sắc màu của các cô gái dân tộc, cùng nét mặt hớn hở của các chàng trai.

Đến giờ tôi vẫn nhớ Phương Hoa – cô giáo dạy văn một trường học tại Hà Giang tâm sự: 3 năm bám bản dạy học trên miền đá này cũng là 3 năm chị đi chơi chợ tình Khâu Vai. Điều hấp dẫn chị cũng như nhiều du khách đến đây có lẽ bởi nét hoang sơ huyền bí của phiên chợ, những dãy núi đá bạt ngàn và những hò hẹn từ già đến trẻ, ai ai cũng có bạn…

Được biết, 3, 4 năm trở lại đây, khách du lịch từ các vùng miền trong nước, khách quốc tế đến với Chợ tình Khâu Vai ngày càng đông. Tỉnh ủy Hà Giang cũng đã có nghị quyết chuyên đề về hoạt động thương mại – du lịch – dịch vụ của địa phương, trong đó khẳng định Chợ tình Khâu Vai là một địa danh, địa chỉ du lịch cần khôi phục, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Để thu hút khách bốn phương, phục vụ cho người dân địa phương phát triển kinh tế, đường vào Khâu Vai đã được mở và trải nhựa, cơ sở hạ tầng, đời sống nhân dân trong xã được cải thiện nâng cao; khu vực đồi Khâu Vai, rừng cây thiên nhiên, bãi cỏ ven rừng được tu sửa, bảo tồn, giữ nguyên hiện trạng, đúng với cảnh quan, sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người.

Hiện nay, do kết hợp cùng các hoạt động văn nghệ, quảng bá văn hóa địa phương nên chợ thường kéo dài khoảng 3 ngày, phiên chợ chính vẫn diễn ra vào ngày 27/3 âm lịch và hoạt động đảm bảo tôn trọng các giá trị truyền thống. Nhiều hoạt động giúp du khách có những trải nghiệm thú vị như hóa thân thành đồng bào các dân tộc thiểu số, cưỡi ngựa trên “Cung đường tình yêu”, khám phá nghệ thuật thêu, dệt của dân tộc Nùng, đan lá nóng truyền thống của dân tộc Giáy, đan quẩy tấu của đồng bào dân tộc Mông, thưởng thức món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số…

Theo Công Thương

Bài viết cùng chủ đề:

    1 7

    Những ngọn núi thiêng: Săn mây trên đỉnh Hải Vân

    Hải Vân là dãy núi thuộc hệ Trường Sơn kéo dài ra tận Biển Đông, giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP.Đà Nẵng. Nơi đây, ngoài con đèo hiểm trở còn có công trình Hải Vân quan là di tích đặc biệt được xây dựng thời nhà Nguyễn, vừa được trùng tu mở cửa đón du...
    16012022112729930vna potal tuyen quang ra mat san pham du lich trai nghiem boi mang hat then tren ho na nua 5871842

    Đắm mình trong điệu then, đàn tính trên hồ Nà Nưa

    Khi đến Tân Trào (Tuyên Quang), một trong những trải nghiệm không thể bỏ qua là hành trình trên hồ Nà Nưa, nơi du khách lên chiếc bè mảng – một chiếc thuyền lớn làm từ tre lồ ô thô sơ, đắm mình trong điệu then, đàn tính. Hành trình khám phá Tuyên Quang bắt...
    9 1

    Giá trị biểu tượng kiến trúc chùa Khmer

    Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vùng ĐBSCL, nổi bật với sự phong phú của nền văn hóa Khmer, đặc biệt là các chùa Khmer với hệ thống biểu tượng kiến trúc độc đáo. Những biểu tượng này không chỉ phản ánh tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Khmer, còn là di sản...
    4 3 e1725848458862

    Triển lãm tranh ‘Hà Nội trong tôi’ kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

    Triển lãm “Hà Nội trong tôi” giới thiệu 50 tác phẩm về văn hóa, di sản cũng như phong cảnh thiên nhiên, cuộc sống con người Thủ đô. Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với Câu lạc...
    3 6

    Quảng Nam: Trình diễn múa lân nghệ thuật chào đón Tết Trung thu 2024

    Những màn trình diễn múa lân Mai Hoa Thung thể hiện sự khéo léo, tinh tế và kỹ năng điêu luyện của các nghệ nhân. Ngày 7/9, tin từ Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam cho biết, vào ngày 13/9 tại Khu nghỉ dưỡng Hoiana Resort & Golf (huyện Duy Xuyên) sẽ diễn ra chương trình...

Được quan tâm